adsads
8P là gì
Lượt Xem 2 K

8P là gì?

8P là gì? 8P được biết đến là một mô hình phổ biến và được biết nhiều trong Marketing với những thành phần hữu ích đối với một chiến lược marketing. Cụ thể là viết tắt của 8 chữ “P” bao gồm: Product, Price, Place, Promotion, Physical Evidence, People, Processes và Performance. Đây được xem là phiên bản nâng cấp và mở rộng của mô hình 4P thông thường.

8P là gì

Xem thêm:

8 yếu tố cấu thành là gì?

Nắm được 8P là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các yếu tố quan trọng trong mô hình này. Chi tiết như sau:

Product (Sản phẩm) 

Product chính là yếu tố đầu tiên trong 8P và được đánh giá có mức độ quan trọng hàng đầu. Mục đích cuối cùng của Marketing chính là bán sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Vấn đề được quan tâm nhất ở đây chính là làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ có thể trở thành một phần của các công cụ Marketing hoặc bán hàng. Hay làm thế nào để có thể bán một sản phẩm mà không cần mất quá nhiều công sức.

Ví dụ Gmail được biết đến là sản phẩm/dịch vụ tự bán mà người bán hàng không cần bỏ ra công sức vào sản phẩm/dịch vụ quá nhiều. Đặc biệt, sản phẩm của Gmail chính là những dịch vụ thư điện tử, được xây dựng với các tính năng như dễ dàng chia sẻ, dễ lan truyền và rất hữu ích đối với người dùng. Điều này sẽ khiến Gmail không cần marketing quá nhiều mà người dùng vẫn sẽ sử dụng sản phẩm rất nhiều.

Chúng ta cần vạch ra chiến lược marketing khi lên kế hoạch marketing bằng cách trả lời các câu hỏi về sản phẩm/dịch vụ để kế hoạch đi đúng hướng. Một số câu hỏi như:

  • Sản phẩm/ dịch vụ có thể tự quảng cáo như thế nào?
  • Sự độc đáo nào của sản phẩm/dịch vụ đáng chú ý và xứng đáng được ghi nhận ra sao?
  • Sản phẩm có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền không?

Price (Giá)

Giá cả chính là vị trí thứ hai về tầm quan trọng trong chiến lược tiếp cận thị trường. Đây được xem như yếu tố then chốt của quá trình trao đổi giá trị giữa công ty và thị trường. Do đó, giá cả cần được đánh giá đúng chuẩn để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu và tạo ra được lợi nhuận.

Nếu định giá sai, thương hiệu có thể mất khách. Nếu định giá quá cao hoặc quá thấp thì có thể dẫn đến 2 trường hợp: hoặc là khách hàng chi trả nổi, hoặc là không thể kiếm được lợi nhuận. Giá thành của một sản phẩm/dịch vụ được đưa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tiềm năng thương hiệu của nó.

Ví dụ: Giá của iPhone thường sẽ cao hơn so với phần đông những hãng điện thoại di động khác trên thị trường. Sở dĩ như vậy bởi Apple đã thành công trong việc định vị bản thân thành một thương hiệu cao cấp và từ đó việc tính giá cao cho các sản phẩm.

Tại bước này chúng ta cần trả lời được các câu hỏi dưới đây:

  • Với mức giá định này người dùng sẽ nhận định gì về sản phẩm/dịch vụ?
  • Khách hàng có khả năng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ với mức giá này hay không?
  • Khách thường sẽ chi trả bao nhiêu cho loại sản phẩm/dịch vụ này?
  • Chiến thuật giảm giá nào phù hợp với thương hiệu và sản phẩm của thương hiệu?
  • Phương pháp nào để đổi mới giá cả?

Place (Địa điểm)

Địa điểm ở đây chính là nơi sẽ phân phối sản phẩm. Cụ thể hơn, sản phẩm được mua, bán hoặc trải nghiệm ở đâu?

Tùy từng mục đích mà địa điểm phân phối sẽ có tầm quan trọng khác nhau. Chiến lược ra mắt sản phẩm sẽ khác khi cân nhắc đến vị trí phân phối sản phẩm. Đặc biệt, người lập kế hoạch cần tính đến loại dịch vụ cần đáp ứng cho địa điểm này:

Một số câu hỏi đặt ra khi lên kế hoạch về điểm phân phối:

  • Sản phẩm sẽ được sử dụng nhất ở đâu?
  • Khách hàng của doanh nghiệp thường mua sắm ở đâu?
  • Doanh nghiệp đang phân phối sản phẩm rộng rãi hay có chọn lọc như thế nào?
  • Nếu là một sản phẩm kỹ thuật số, làm thế nào để bạn tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến?

Promotion (Quảng bá/xúc tiến)

Promotion là yếu tố nhằm trả lời cho câu hỏi về việc làm thế nào sản phẩm được đẩy hoặc đưa vào thị trường? Marketing không chỉ đơn thuần là chi tiêu cho quảng cáo và thu về lợi nhuận mà có rất nhiều cách để quảng bá và xúc tiến một sản phẩm ngoài việc quảng cáo. Ví dụ: marketing truyền miệng, tổ chức sự kiện, giới thiệu sản phẩm, kết hợp với các influencer, partnership, ưu đãi đặc biệt,… Đây đều là cách thức để quảng bá và xúc tiến sản phẩm trong kế hoạch marketing.

Để đưa ra những chương trình xúc tiến phù hợp với thương hiệu cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Khách hàng đến từ đâu? (ví dụ: mạng xã hội, blog, sự kiện)
  • Thị trường đang mong đợi những loại khuyến mãi nào?
  • Cách nào có thể để đổi mới với cách quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông thường?

Physical Evidence – Bằng chứng vật chất

Bằng chứng vật chất ở đây chính là những trải nghiệm thực tế gồm mọi trải nghiệm người dùng có được đối với sản phẩm/dịch vụ nào đó. Sau khi có được những trải nghiệm thực tế, khách hàng sẽ được củng cố niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ đó hơn.

Để tạo ra trải nghiệm tốt nhất, cần đáp ứng về các khía cạnh như bao bì sản phẩm, thiết kế sản phẩm, nhãn,…

Các câu hỏi cần làm rõ:

  • Trải nghiệm đầu tiên của khách với sản phẩm là gì?
  • Kỳ vọng ở bao bì sản phẩm của khách hàng ở đây là gì?
  • Có cách nào để làm nổi bật về phần nhìn hoặc cảm nhận về sản phẩm hay không?

People (Con người)

Con người luôn là yếu tố quan trọng trong những chiến dịch marketing. Đây được xem như là những gương mặt đại diện, thậm chí góp phần thể hiện tính cách của thương hiệu trước công chúng.

Yếu tố con người rất quan trọng, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ, nơi nhân sự của công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Một số câu hỏi đặt ra xoay quanh về yếu tố con người:

  • Ai là trung tâm của sản phẩm/dịch vụ cung cấp câu chuyện thú vị cho thị trường?
  • Ai có thể là người phát ngôn, có sự ảnh hưởng đến sản phẩm/dịch vụ?
  • Câu chuyện nào sẽ giúp phục vụ lợi ích cảm xúc của sản phẩm/dịch vụ?

Process (Quy trình)

Các quy trình đề ra cần phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và phải thể hiện được tính hiệu quả nhằm đẩy cao tính cạnh tranh trên thị trường. Cần xây dựng được cho mình một quy trình hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu toàn cảnh. Trong đó bao gồm từ khâu sản xuất đến bán hàng và marketing.

Performance (Hiệu suất)

Hiệu suất chính là điều cuối cùng để có thể đánh giá sự hiệu quả của các chính dịch. Marketer có thể đánh giá hiệu suất của marketing dựa trên lợi nhuận và dựa trên danh tiếng. Các công ty càng ngày càng có nhiều cách để khiến khách hàng tiềm năng chú ý hơn.

Ví dụ chi tiết về 8P trong Marketing

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình 8P, bạn có thể tham khảo ví dụ cụ thể sau đây về thương hiệu Highland coffee. Đây được biết đến là thương hiệu coffee cực kỳ nổi tiếng với đa dạng sản phẩm và được đánh giá cao về chất lượng đồ uống và dịch vụ.

  • Product: Highland coffee cung cấp các đa dạng sản phẩm từ đồ ăn uống liền đến sản phẩm đóng gói: Cafe, trà bao, freeze, bánh ngọt, cà phê đóng gói,… Để đáp ứng nhu cầu giải khát tại chỗ, Highland đã phát triển nhiều dòng sản phẩm đặc biệt nhằm giải quyết các vấn đề khác như đồ ăn kèm, đồ tự pha chế hay giá trị vô hình là khẳng định bản thân.
  • Price: So với các thương hiệu về F&B về cà phê khác, Highland đã định vị mình ở phân khúc cao với mức giá từ 40.000 – 65.000 vnđ. Để dễ dàng tiếp cận khách hàng, Highland đã áp dụng chiến lược chia nhỏ giá theo size. Từ đó, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn phù với nhu cầu và tài chính của bản thân.
  • Place: Với sản phẩm đồ uống liền như cà phê, Highland sử dụng kênh phân phối trực tiếp với 569 cửa hàng trên khắp toàn quốc. Gần như tất cả các tỉnh thành phố tại Việt Nam hiện nay đều có sự hiện diện của Highland coffee. Khách hàng có thể tiêu dùng tại chỗ hoặc mang đi rất dễ dàng.
  • Promotion: Hiện tại, chúng ta có thể thấy thương hiệu Highland rất đầu tư vào hoạt động quảng bá và xúc tiến sản phẩm. Các chương trình khuyến mại được đưa ra liên tục với tần suất thường xuyên như: mua 1 tặng 1 cùng dòng, miễn phí upsize, combo ưu đãi cho bạn bè và gia đình,…  Đặc biệt trên các trang mạng xã hội, Highland đã xây dựng được một lượng lớn người dùng yêu thích và theo dõi bằng việc tạo ra những content viral.
  • Physical Evidence: Để tạo ra sự trải nghiệm khác biệt khi thưởng thức đồ uống, Highland rất chú trọng đến cơ sở vật chất cửa hàng. Hầu hết các cửa hàng đều có không gian rộng rãi bao gồm trong nhà và ngoài trời. Màu sắc và cách bài trí tạo cảm giác ấm áp, thân thiện.Những điều này đã đem lại sự yêu thích cho khách hàng và là nơi lý tưởng cho các buổi tụ họp, gặp mặt bạn bè và gia đình.
  • People: Đội ngũ nhân viên của Highland được quy chuẩn từ trang phục, chuyên môn và thái độ phục vụ. Đây hầu hết là các bạn sinh viên tạo được không khi tươi mới, vui vẻ. Việc đào tạo và đánh giá chuyên môn của nhân viên được thực hiện thường xuyên bởi quản lý của cửa hàng.
  • Processes: Quy trình order tại Highland chính là một điểm cộng với khách hàng từ khâu order đến khi thanh toán. Khách hàng vào quầy order, lựa chọn thực đơn trên bảng điện hoặc poster. Báo với nhân viên order và tiến hành thanh toán. Tại đó, nhân viên sẽ đưa bạn thẻ nháy báo hiệu và chờ đợi sản phẩm được chế biến xong. Cuối cùng đến quầy phục vụ lấy đồ uống đã được chuẩn bị sẵn. Việc khách tự phục vụ đã giúp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian phục vụ tại Highland.
  • Performance: Việc đánh giá hiệu quả thể hiện rất rõ qua việc phát triển sản phẩm mới và thay thế cho những loại đồ uống bán chậm. Đồng thời, quyết định đóng cửa các cửa hàng hoạt động không hiệu quả. Việc đánh giá hiệu suất các khía cạnh sản phẩm, con người hay bằng chứng vật chất giúp Highland giúp cân bằng giữa doanh thu và lợi nhuận.

Những lưu ý khi áp dụng mô hình 8P trong marketing

Dưới đây là một số lưu ý khi áp dụng mô hình 8P trong marketing bạn cần nắm:

8P được xem là mô hình của sự nâng cấp và mở rộng từ 4P trong marketing. Không có để thấy sự mở rộng này từ mô hình 8P đến từ những nhu cầu cao hơn của doanh nghiệp, thị trường, khách hàng, khiến mô hình cũ trở nên đơn điệu và cần được cải thiện ở những mặt tốt hơn. Do đó, có thể sẽ không chỉ dừng lại ở mô hình 8P trong các chiến dịch sau này mà sẽ có sự phát triển hơn dựa trên sự kế thừa và phát huy. Tương tự, mỗi ngành nghề khác nhau cũng sẽ yêu cầu những mục khác nhau sẽ được ưu tiên hoặc ít ưu tiên hơn mục khác.

Như vậy, marketer cần phải chú trọng đến tác dụng thực tế của các P, đồng thời biết cách áp dụng “P” để làm gì chứ không phải áp dụng cho hết các P.

Qua bài viết chúng ta có thể nắm được rõ về khái niệm mô hình 8P là gì? Đồng thời hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của từng yếu tố “P” trong đó. Hy vọng bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp cho sản phẩm/dịch vụ của mình.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty DKSH tuyển dụng, NinjaVan tuyển dụng, U&I Logistics tuyển dụng, Sotrans tuyển dụng, AASC tuyển dụng, DSV tuyển dụng, TransViet tuyển dụng, và Viettel Logistics tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành...

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu...

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và...

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp...

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa...

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao...

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị,...

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers