adsads
mau cv ky su xay dung 1
Lượt Xem 11 K

Ngành xây dựng đang có sự phát triển nhanh chóng không chỉ trong nước mà vươn tầm quốc tế. Đây là cơ hội để các bạn kỹ sư xây dựng bứt phá và thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, để tìm việc làm và sở hữu vị trí công việc lương cao trong ngành xây dựng là điều không hề dễ dàng. Vì thế, bạn phải đi từ những bước cơ bản như kiến thức chuyên môn, kỹ năng và quan trọng nhất là bản CV chuyên nghiệp. Trong bài viết này, VietnamWorks sẽ giới thiệu đến bạn một số mẫu CV kỹ sư xây dựng đơn giản, chuyên nghiệp cùng cách viết chi tiết nhất. Cùng theo dõi nhé!

Phân loại CV của ngành xây dựng

Nhiều người lầm tưởng rằng, CV chỉ có một cách trình bày. Điều này không hề đúng. Hiện nay có nhiều loại CV để bạn lựa chọn. Căn cứ vào công việc, trình độ, kỹ năng và sự phù hợp của bản thân mà ứng viên sẽ quyết định lựa chọn loại CV nào. Dưới đây là 3 loại CV được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng:

CV xin việc ngành xây dựng theo thời gian

Mẫu CV kỹ sư xây dựng theo thời gian là loại CV được nhiều người lựa chọn nhất. Ưu điểm lớn nhất của loại CV này là giúp ứng viên trình bày các thông tin theo trình tự thời gian một cách dễ dàng. Nhà tuyển dụng cũng dễ dàng quan sát được những trải nghiệm của ứng viên qua từng năm. Họ sẽ biết được ứng viên đã từng làm những công việc gì? Công ty nào? Kỹ năng nào ứng viên đã tích lũy được?

Tuy nhiên, nhược điểm của loại CV này là khiến ứng viên mất điểm nếu công việc trước đây không liên quan đến công việc và lĩnh vực đang ứng tuyển. Thời gian làm công việc cũ ngắn cũng khiến nhà tuyển dụng không có ấn tượng tốt đối với ứng viên.

CV xin việc ngành xây dựng theo chức năng

Loại CV này tập trung nhấn mạnh vào kỹ năng, kinh nghiệm và thành quả đạt được. Mẫu CV kỹ sư xây dựng này phù hợp với những ứng viên có tiền sử nhảy việc thường xuyên vì đã bỏ qua các mốc thời gian. Tuy nhiên, nó lại khiến nhà tuyển dụng có chút nghi ngờ với những gì mà bạn đã đạt được.

CV xin việc ngành xây dựng dạng kết hợp

Đây là sự kết hợp chặt chẽ của CV theo thời gian và theo chức năng. Loại CV này sẽ hội tụ và chắt lọc những yếu tố tinh túy nhất của 2 loại CV trên. Với mẫu CV kỹ sư xây dựng này, bạn sẽ trình bày theo trình tự thời gian lẫn chức năng. Đầu tiên, bạn sẽ liệt kê kỹ năng, bằng cấp có được, sau đó mới trình bày các cột mốc thời gian và kinh nghiệm đạt được.

Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

Hướng dẫn cách viết CV kỹ sư xây dựng

cách viết CV kỹ sư xây dựng hiệu quả

Ứng viên cần biết cách viết CV kỹ sư xây dựng hiệu quả và phù hợp với chuyên ngành của mình.

Mẫu CV kỹ sư xây dựng về cơ bản có bố cục giống với CV xin việc của các ngành khác. Khi trình CV xin việc ngành xây dựng, ứng viên cần chọn lọc đúng nội dung cần thiết, tập trung thể hiện những điểm mạnh, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng có liên quan đến công việc và vị trí đang ứng tuyển. Bởi đây là cầu nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Với ứng viên, CV là phương tiện hỗ trợ đắc lực để có thể tiến gần hơn với công việc mơ ước. Còn thông qua CV kỹ sư xây dựng, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quát về ứng viên để đưa ra quyết định tiếp theo. Vì thế, bạn cần biết cách viết CV hiệu quả và phù hợp với chuyên ngành của mình.

Phần thông tin cá nhân trong CV kỹ sư xây dựng

Đây là phần đầu tiên xuất hiện trong CV kỹ sư xây dựng. Phần thông tin cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể nhận diện và phân biệt bạn với các ứng viên khác. Trong phần này, bạn cần nêu rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại, địa chỉ, email. Phần email, bạn nên sử dụng tên thật của mình để thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp. Tuyệt đối không sử dụng những mail đã quá cũ với tên email không phù hợp, và cũng không nên sử dụng những email để cả ngày tháng năm sinh, ví dụ như: [email protected] hay [email protected].

Phần tiếp theo xuất hiện trong thông tin cá nhân cũng quan trọng không kém là ảnh đại diện. Bạn cần chọn bức ảnh rõ mặt, nghiêm túc, chất lượng rõ nét, không nên chọn ảnh Selfie.

Mẫu CV designer Mẫu CV hành chính nhân sự
Mẫu CV it Mẫu CV kiến trúc sư
Mẫu CV kế toán Mẫu CV kỹ sư xây dựng
Mẫu CV marketing Mẫu CV nhân viên kinh doanh
Mẫu CV ngân hàng Mẫu CV xin việc điều dưỡng
Mẫu CV nhân viên bán hàng Mẫu CV xin việc giáo viên

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV kỹ sư xây dựng

Mục tiêu nghề nghiệp là những nội dung giúp bạn “quảng bá hình ảnh” của bản thân đến các các đơn vị tuyển dụng. Vì thế bạn cần trình bày ngắn gọn, khoa học nhất về những định hướng ngắn hạn và dài hạn của mình trong khoảng 3 – 4 dòng. Dù không cần viết dài dòng nhưng bạn cũng nên thể hiện được tầm nhìn và ý chí của  mình, mục tiêu không xa rời thực tế, vượt qua năng lực của bản thân.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên viết những mục tiêu chung chung, không cụ thể và rõ ràng. Lối viết này sẽ không thể giúp CV của bạn ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng giữa hàng trăm ứng viên khác. Bạn cần viết rõ mong muốn của bản thân hiện tại và mục tiêu muốn đạt được trong tương lai.

Kinh nghiệm làm việc trong mẫu CV kỹ sư xây dựng

Đối với vị trí kỹ sư xây dựng, nhà tuyển dụng thường tập trung vào phần kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc của ứng viên. Ở phần này bạn cần liệt kê những dự án, công ty đã từng làm việc, chức vụ đi kèm theo trình tự thời gian từ mới nhất đến cũ nhất. Hãy chọn lọc những công việc thực sự liên quan đến ngành xây dựng, vị trí đang ứng tuyển, tránh đưa vào quá nhiều gây dài dòng.

Kỹ sư xây dựng là lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao nên việc nhấn mạnh đến kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng. Nếu ở phần học vấn, bạn đạt GPA cao với tấm bằng giỏi ở một trường đại học lớn có liên quan đến ngành Xây dựng như Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc,… thì đây sẽ là điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

Ở phần kinh nghiệm làm việc, bạn cần nêu rõ thời gian hoạt động và các công việc đã phụ trách. Bên cạnh đó là các kỹ năng đã sử dụng hoặc đã đúc rút được sau mỗi dự án. Chính điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn chuẩn hơn về độ phù hợp của bạn với vị trí mà họ đang cần.

Khi xây dựng mẫu CV kỹ sư xây dựng, việc thể hiện kinh nghiệm làm việc là rất quan trọng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Để bắt đầu, bạn có thể kiếm việc và trình bày các dự án lớn mà bạn đã tham gia, nhấn mạnh các kỹ năng và thành tích đạt được. Nếu bạn đang tìm việc làm tại TPHCM, hãy làm nổi bật những kinh nghiệm liên quan đến các dự án tại khu vực này. Bên cạnh đó, các cơ hội việc làm xây dựng tại Hà Nội hay việc làm xây dựng tại Hải Dương cũng có thể là điểm cộng nếu bạn có kinh nghiệm làm việc ở đó.

Đối với những ai quan tâm đến việc làm xây dựng tại TPHCM, việc thể hiện rõ kinh nghiệm tại khu vực này sẽ rất hữu ích. Nếu bạn cân nhắc chuyển đổi ngành nghề, hãy tham khảo thêm thông tin về việc làm xuất nhập khẩu tại TPHCM hoặc tuyển dụng trình dược viên ETC để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

Kỹ năng trong CV kỹ sư xây dựng

Mỗi công việc sẽ cần những yêu cầu khác nhau về kỹ năng. Trong mẫu CV kỹ sư xây dựng bạn cần liệt kê những kỹ năng mang tính thuyết phục. Những kỹ năng cần thiết ở một kỹ sư xây dựng bao gồm: Tin học văn phòng, Autocard, Shop Drawing, Vẽ phương pháp thi công, Thiết kế, kết cấu công trình, Kỹ thuật thi công.

Nếu trong CV của bạn sở hữu những kỹ năng như: khả năng ngoại ngữ, Kỹ năng giao tiếp, Quản lý thời gian, Tinh thần cầu tiến, Quản lý hồ sơ, Kiểm soát áp lực công việc, Làm việc theo nhóm… sẽ là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

Giải thưởng, thành tựu trong CV kỹ sư xây dựng

Giải thưởng, thành tựu là phần quan trọng không kém trong CV xây dựng. Đây là những bằng chứng xác thực nhất chứng minh cho các thông tin về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn đã nêu ở trên. Một giải thưởng ở cuộc thi thiết kế, một bằng khen ở dự án thực tế cũng khiến bạn trở nên nổi bật hơn hẳn so với các ứng viên khác, tạo ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng.

>>Xem thêm: Các mẫu CV thu hút nhà tuyển dụng

Một số mẫu CV kỹ sư xây dựng chuẩn

Mẫu CV kỹ sư xây dựng

Mẫu CV kỹ sư xây dựng đẹp mắt (nguồn: internet)

Mẫu CV kỹ sư xây dựng

Mẫu CV kỹ sư xây dựng đơn giản (nguồn: internet)

Mẫu CV kỹ sư xây dựng

Mẫu CV kỹ sư kinh tế xây dựng đơn giản (nguồn: internet)

Mẫu CV kỹ sư kinh tế xây dựng

Mẫu CV kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp (nguồn: internet)

Mẫu CV kỹ sư xây dựng

Mẫu CV kỹ sư xây dựng đơn giản bạn có thể tham khảo (nguồn: internet)

Mẫu CV kỹ sư xây dựng

Mẫu CV kỹ sư kinh tế xây dựng chuyên nghiệp (nguồn: internet)

Mẫu CV kỹ sư kinh tế xây dựng

Mẫu CV kỹ sư kinh tế xây dựng ấn tượng (nguồn: internet)

Mẫu CV kỹ sư xây dựng

Mẫu CV kỹ sư xây dựng cho ứng viên có kinh nghiệm (nguồn: internet)

Những điều cần lưu ý khi viết CV kỹ sư xây dựng

Không dùng chung CV cho các vị trí

Bạn nên cần đọc kỹ yêu cầu công việc trong bản mô tả của nhà tuyển dụng để trình bày phần lý lịch kỹ sư xây dựng sao cho phù hợp nhất. Bạn cũng cần lưu ý không nên dùng một mẫu CV cho nhiều vị trí khác nhau. Nhà tuyển dụng không ấn tượng với những bản CV được sao chép y chang nhau như thường thấy trên Internet, vì thế bạn hãy dành thời gian để điều chỉnh CV của mình sao cho gần đúng với vị trí công việc và công ty đang ứng tuyển.

Bố cục hợp lý

Một mẫu CV kỹ sư xây dựng có cấu trúc tốt sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Bố cục hợp lý không chỉ giúp CV của bạn đẹp hơn mà còn thể hiện khả năng tư duy logic và khả năng diễn đạt của bạn – đây là điều mà các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ở các ứng viên tiềm năng.

Hạn chế các thông tin không liên quan

Trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng, bạn cần xem xét từng thông tin, chi tiết nhỏ nhất để tránh dư thừa. Bạn cần tránh các thông tin không cần thiết như: cung hoàng đạo, tình trạng các mối quan hệ, chiều cao, cân nặng, thần số học, các công việc không liên quan, công việc dưới 3 tháng,… Những thông tin này có thể khiến CV kỹ sư xây dựng bị “mất giá” trong mắt nhà tuyển dụng.

CV kỹ sư xây dựng

Những điều cần lưu ý khi viết CV kỹ sư xây dựng

Độ dài của CV

Mẫu CV kỹ sư xây dựng chỉ nên dài từ 1 – 1,5 trang giấy A4. Đây cũng là một trong những ưu tiên của nhà tuyển dụng bởi nó giúp họ xem xét hồ sơ dễ dàng và thuận tiện hơn. Bạn có thể tạo trước khung chương và giới hạn các vùng hiển thị trước khi tiết hành viết, hãy căn chỉnh sao cho các thông tin được trình bày trên 1 – 1,5 tờ giấy A4.

Tránh sai lỗi chính tả

Chỉ một lỗi chính tả suy nhất cũng đem lại hậu quả nghiêm trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là con người cẩu thả, không coi trọng công việc và không nghiêm túc, chuyên nghiệp. Vì thế, bạn hãy kiểm tra thật kỹ về lỗi chính tả trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng nhé.

Font chữ sử dụng

Font chữ cũng là điều cần lưu ý khi viết CV kỹ sư xây dựng. Font chữ là yếu tố giúp CV của bạn trở nên đẹp hay xấu trong mắt của các nhà tuyển dụng. Do đó, khi viết CV kỹ sư xây dựng bạn cần lựa chọn những font chữ cho CV hợp lý, điều chỉnh cỡ chữ phù hợp, và không chọn cỡ chữ nhỏ quá sẽ khiến CV của bạn “mất điểm”.

Một số font chữ bạn có thể sử dụng như: Times New Roman, Arial, Proxima Nova, Georgia, Helvetica, Trebuchet MS, Verdana. Đồng thời tránh các font chữ như: Comic Sans, Zapfino, Futura, Mistral.

Trên đây là cách viết và một số mẫu CV kỹ sư xây dựng cũng như những lưu ý trong cách trình bày mà VietnamWorks muốn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn hoàn thiện cho mình một bản CV chuyên nghiệp cùng công cụ tạo CV online đáng tin cậy của WowCV và thành công với sự lựa chọn của mình.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: RES tuyển dụng, Becamex Tokyu tuyển dụng, Keppel Land tuyển dụng, Đại Quang Minh tuyển dụng, tuyển dụng Mỹ Tho, M Village tuyển dụng, Lasimi tuyển dụng và Ecopark tuyển dụng.

Xem ngay tin tức 2D artist tuyển dụng mới nhất được cập nhật tại VietnamWorks!

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers