Nếu như bạn muốn gây ấn tượng với khách hàng về công ty của mình, bạn cần phải học cách sử dụng thành thạo cả Marketing và Branding. Vậy, chính xác Marketing là gì? Branding là gì? Sự khác nhau giữa Marketing và Branding là gì?
Định nghĩa về Marketing và Branding
Branding theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là xây dựng thương hiệu. Branding là các phương pháp Marketing và truyền thông với mục đích phân biệt sản phẩm, dịch vụ hay công ty, thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh. Bằng cách kết hợp những yếu tố từ hình ảnh, ngôn từ, trải nghiệm cá nhân của khách hàng góp phần tạo nên bản sắc thương hiệu riêng của bạn.
Để xây dựng thương hiệu của mình, bạn cần xác định những yếu tố sau:
- Giá trị và nguyên tắc cốt lõi: điều gì quan trọng đối với công ty của bạn? Bạn có cam kết đem lại gì cho toàn bộ khách hàng của mình?
- Sứ mệnh doanh nghiệp của bạn là gì? Bạn muốn đạt được điều gì với công việc kinh doanh của mình?
- Bạn muốn truyền đạt cảm hứng hay cảm xúc gì cho mọi người?
- Điều gì khiến doanh nghiệp của bạn khác với những doanh nghiệp cạnh tranh khác?
- Mọi người có thể liên tưởng thương hiệu hoặc tên doanh nghiệp của bạn gì?
- Tính cách thương hiệu của bạn là gì?
Marketing trong tiếng Việt còn được gọi là tiếp thị – là tập hợp các công cụ, quy trình và chiến lược mà doanh nghiệp cần sử dụng để truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn và cuối cùng, chủ động quảng bá sản phẩm, dịch vụ và công ty của mình.
Marketing dùng để xác định đối tượng, khách hàng mà công ty muốn cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho họ. Ngoài ra, còn dùng để xác định giá cả và cách thức quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Không giống như Branding, ta có thể hiểu Marketing chính là hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để thu hút những khách hàng tiềm năng, kích thích họ tìm hiểu và mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Để tìm hiểu về việc doanh nghiệp cần kế hoạch tiếp thị nào, bạn cần xác định những vấn đề dưới đây:
- Doanh nghiệp mong muốn đạt được điều gì trong hiện tại? trong tương lai? (số lượng bán hàng, số khách truy cập vào trang web của doanh nghiệp,…)
- Xác định đối tượng mục tiêu là ai? Mong muốn và nhu cầu của họ là gì?
- Họ thường sử dụng công cụ gì để tiếp cận thông tin truyền thông? mạng xã hội nào?
- Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? (giá cả của sản phẩm, dịch vụ của họ là bao nhiêu? có những chương trình ưu đãi hay giảm giá gì?)
Sự khác biệt giữa Marketing và Branding
Marketing thu hút khách hàng, Branding giữ chân khách hàng
Nếu Marketing là công cụ giúp doanh nghiệp của bạn bán được sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tiềm năng thì Branding sẽ khiến cho khách hàng quay lại mua sản phẩm của bạn nhiều lần hơn. Trong thị trường kinh doanh, có hàng trăm công ty cung sản phẩm, dịch vụ như doanh nghiệp của bạn. Bạn cần có những chiến lược Marketing phù hợp để tạo sức ảnh hưởng và thu hút sự chú ý từ khách hàng. Nhưng chỉ bán hàng một lần duy nhất thôi là chưa đủ, và thông thường, các khách hàng luôn tin dùng những sản phẩm, dịch vụ mà họ biết rõ. Vì thế, doanh nghiệp cần chiến lược Branding hiệu quả để xây dựng một mối quan hệ với khách hàng, thúc đẩy nó thành mối quan hệ lâu dài, giữ chân họ lại.
Marketing giúp bán được sản phẩm, Branding giúp tăng độ nhận diện
Hầu hết các chiến lược Marketing (content, quảng cáo, SEO,…) là giải pháp tốt cho việc thúc đẩy doanh số bán hàng, tất cả đều nhằm cho việc tăng doanh thu cho công ty. Nhưng, để cho việc doanh thu được đều, Branding chính là giải pháp cho việc xây dựng nhận diện thương hiệu, tạo ra lòng trung thành của khách hàng. Vậy nên khi nói về bán hàng thì Marketing được ví như một cuộc thi chạy nước rút còn Branding được coi như một cuộc thi chạy marathon.
Branding đi trước, Marketing theo sau
Trên thực tế, trong một chiến lược xây dựng doanh nghiệp, bạn cần phải tập trung vào việc xây dựng thương hiệu (Branding) trước khi lên kế hoạch Marketing. Bởi vì bạn không thể bán hàng nếu như chưa xây dựng được thương hiệu, khách hàng sẽ đặt ra rất nhiều nghi vấn với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Để bạn có thể xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp của bạn cần làm rõ những vấn đề sau: giá trị cốt lõi của doanh nghiệp? thương hiệu là gì? cách giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng ra sao?
Bạn cần xác định những vấn đề trên thì bạn đã xây dựng được thương hiệu của mình, vì hiểu được bản thân, khách hàng của bạn là ai, cách để kết nối với họ thì mới có thể xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả.
Marketing đến và đi, còn Branding là mãi mãi
Những chiến lược Marketing dùng để bán hàng, tăng doanh thu nên mỗi mùa doanh nghiệp thường có những chiến lược Marketing khác nhau và chỉ dung trong một thời gian nhất định. Với Branding thì khác, bởi bất cứ doanh nghiệp cũng cần phải xác định được thương hiệu của mình với khách hàng, duy trì mối quan hệ gắn kết ý nghĩa với khách hàng. Vậy nên, khi doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì việc phát triển Branding cần vững chắc.
Branding có sức ảnh hưởng lớn tới nhân sự hơn Marketing
Branding có tác động mạnh mẽ đến đội ngũ nhân viên cũng như khách hàng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt và nhân viên có thể thực sự tin tưởng, chắc chắn họ sẽ cống hiến hết mình cho công việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Họ sẽ chăm chỉ làm việc, đưa ra những ý tưởng tốt góp phần cho sự phát triển của công ty. Cũng chính vì thế, nếu bạn xây dựng được niềm tin ở khách hàng, bạn sẽ bán được sản phẩm, dịch vụ của mình thêm nhiều lần nữa và tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng.
Xem thêm: Nhân viên mệt mỏi vì OT quá nhiều doanh nghiệp nên có giải pháp gì?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.