adsads
Lượt Xem 427

Tìm hiểu xem Sếp có sẵn sàng nghe nhân viên góp ý

Mỗi vị Sếp có mỗi tính cách và quan điểm trong công việc không giống nhau. Có người muốn lắng nghe những đóng góp ý kiến của nhân viên, cũng có người “bảo thủ” và “tự cao” nên không muốn nghe cấp dưới góp ý. Vậy nên trước tiên bạn phải tìm hiểu xem Sếp của mình thuộc tuyp người nào, có cởi mở đón nhận lời góp ý của nhân viên hay không. 

Thông thường, một vị Sếp tốt sẽ khuyến khích nhân viên bày tỏ ý kiến và mong muốn được lắng nghe những lời góp ý của nhân viên để hoàn thiện bản thân tốt hơn. Ngược lại, nếu Sếp của bạn thuộc tuýp không muốn nghe cấp dưới góp ý thì tốt nhất bạn nên “nhắm mắt làm ngơ”. Hoặc có thể tìm cơ hội để bày tỏ ý kiến một cách tế nhị hơn bạn nhé!

Chuẩn bị chu đáo

Người bạn đang muốn góp ý là cấp trên của bạn, nên phải chuẩn bị thật chu đáo về nội dung muốn truyền đạt. Hãy tìm hiểu, nghiên cứu và tập trình bày nội dung vừa khoa học vừa thuyết phục. Bên cạnh đó, nhớ chuẩn bị cả tinh thần để không rụt rè và mất tự tin trước Sếp bạn nhé.

“Nói có sách, mách có chứng”. Đôi khi chúng ta vô tình không biết bản thân mắc phải những thiếu sót đó, cho đến khi có người chỉ rõ ra. Vậy nên bạn nhớ liệt kê và dẫn chứng lại những tình huống cụ thể Sếp đã thể hiện mặt thiếu sót của bản thân.

Xem thêm: Những lỗi giao tiếp của người trẻ trong con mắt của người đi làm lâu năm

Chọn thời điểm phù hợp

Đừng dại tìm Sếp góp ý vào lúc Sếp đang bực bội hoặc khá bận rộn với công việc! Vì những lúc này, Sếp thường không đủ bình tĩnh cũng như thời gian để tập trung nghe bạn trình bày. Thậm chí có thể bạn phải hứng chịu những lời trách mắng từ Sếp nữa đấy!

Bên cạnh đó, không nên góp ý Sếp khi đang có mặt người khác bạn nhé! Điều này sẽ làm Sếp “bẽ mặt” còn bạn thì “mất điểm” trầm trọng trong mắt Sếp đấy.

Tham khảo thêm vị trí Embedded Software Engineer được đăng tuyển tại VietnamWorks!

“Nghệ thuật góp ý”

Ai trong chúng ta cũng muốn được khen hơn là bị chê trách, đặc biệt là Sếp. Chẳng vị Sếp nào thích nghe cấp dưới của mình “lên lớp” cả. Vậy nên bạn có thể bắt đầu buổi trò chuyện bằng những lời khen ngợi Sếp. Chẳng hạn như Sếp đã tài giỏi dẫn dắt công ty vươn lên như thế nào, Sếp đã giành được dự án lớn từ tay đối thủ ra sao…

Sau đó, bạn bắt đầu kể lại những lần Sếp còn thiếu sót trong công việc để Sếp tiếp nhận lời góp ý một cách nhẹ nhàng hơn. Hãy trình bày lời góp ý rõ ràng với một thái độ tự tin và khéo léo bạn nhé. Dù Sếp có “bảo thủ” hay bất đồng quan điểm thế nào chăng nữa thì bạn cũng cố gắng giữ hòa khí, không nên lớn tiếng cãi lại Sếp.

Lắng nghe ý kiến của Sếp

Cùng một vấn đề nhưng mỗi người có một quan điểm riêng. Sếp đã lắng nghe lời góp ý của bạn thì bạn cũng nên lắng nghe ý kiến của Sếp, để có thể hiểu rõ quan điểm của cấp trên mình hơn. Nếu quan điểm của Sếp trái ngược với bạn thì hãy chấp nhận và không nên cãi vã bạn nhé. Còn nếu Sếp thừa nhận thiếu sót của bản thân thì lúc này, bạn hãy đưa ra những lời khuyên hữu ích đã chuẩn bị từ trước.

Tin tuyển dụng mới nhất về ngành y cập nhật mới nhất:

Chuẩn bị sẵn những lời khuyên hữu ích

Sau khi chấp nhận lời góp ý thì ai cũng muốn được nghe thêm những lời khuyên để khắc phục thiếu sót và cải thiện bản thân. Đây là lúc bạn thể thiện bản thân để “ghi điểm” trong mắt Sếp đấy! 

Hãy chuẩn bị sẵn những lời khuyên cụ thể và hữu ích, tránh những lời khuyên vô thưởng vô phạt bạn nhé. Chẳng hạn nếu Sếp nói tiếng Anh chưa tốt, thay vì khuyên Sếp học thêm ngoại ngữ chung chung thì bạn đưa Sếp tham khảo danh sách các khóa học ngoại ngữ uy tín nhất hiện nay mà bạn đã tìm hiểu.

Tìm việc làm củ chi mới nhất tại đây.

Trên đây là nghệ thuật góp ý giúp “ghi điểm” trong mắt Sếp mà không bị đánh giá là “lên lớp” cấp trên. Chúc bạn làm việc ăn ý với Sếp hơn trong tương lai nhé!

Khám phá cơ hội việc làm các vị trí tiềm năng sau:

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers