adsads
Infrastructure là gì
Lượt Xem 247

Đường xá, cầu cống, hệ thống viễn thông, cung cấp nước sạch và quản lý chất thải,… đều được gọi chung là Infrastructure. Đây là một thuật ngữ quen thuộc, đặc biệt với những người làm việc trong lĩnh vực IT. Vậy Infrastructure thực chất là gì? Có bao nhiêu loại Infrastructure? Hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ngay qua bài viết dưới đây!

Infrastructure là gì?

Infrastructure có nghĩa là cơ sở hạ tầng. Hiểu một cách đơn giản, Infrastructure là hệ thống các hạ tầng vật chất cơ bản cần thiết để hỗ trợ sự phát triển sản xuất, kinh tế và xã hội của một khu vực hoặc quốc gia.

Dưới đây là các loại cơ sở hạ tầng:

  • Hệ thống điện: Các trạm điện, đường dây truyền tải.
  • Hệ thống giao thông: Đường bộ, đường sắt, cầu, cảng, sân bay.
  • Hệ thống viễn thông và thông tin liên lạc: Internet, mạng điện thoại, cáp quang.
  • Hệ thống cấp thoát nước: Nước sạch, hệ thống xử lý nước thải.
  • Cơ sở giáo dục: Trường học, trung tâm đào tạo.
  • Hệ thống y tế: Bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Infrastructure có nghĩa là gì?

Infrastructure có nghĩa là gì?

Vai trò của infrastructure là gì?

Infrastructure đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia hoặc khu vực. Trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng luôn là ưu tiên hàng đầu.

Dưới đây là những vai trò chính của Infrastructure:

  • Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế: Cơ sở hạ tầng tốt giúp tăng cường sự kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, trao đổi dịch vụ và giao thương quốc tế. Đồng thời, việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, góp phần phát triển nền kinh tế địa phương và quốc gia.
  • Giảm gián đoạn trong chuỗi cung ứng: Bất kỳ sự gián đoạn nào của chuỗi cung ứng cũng có thể gây thiệt hại đến nền kinh tế. Infrastructure giúp duy trì sự ổn định trong các hoạt động kinh tế như xuất nhập khẩu, vận chuyển và cung ứng lao động.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Cơ sở hạ tầng là nền tảng để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của con người như: tiếp cận nguồn thực phẩm và nước sạch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thông tin liên lạc, nhà ở,… Không có cơ sở hạ tầng, việc duy trì một cuộc sống hiện đại và bền vững trở nên bất khả thi.
Vai trò của infrastructure là gì?

Vai trò của infrastructure là gì?

Các loại infrastructure là gì?

Dưới đây là 2 loại infrastructure cơ bản bạn nên biết:

  • Cơ sở hạ tầng cứng (Hard Infrastructure): Đây là cơ sở vật chất hỗ trợ chất lượng cuộc sống hàng ngày như hệ thống điện, vận tải, viễn thông,… Infrastructure này mang ý nghĩa kiến tạo, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của quốc gia, khu vực.
  • Cơ sở hạ tầng mềm (Soft Infrastructure): Đây là các hệ thống cần thiết để duy trì nền kinh tế. Ví dụ, hệ thống y tế, giáo dục, tài chính, pháp luật,… Để xây dựng loại infrastructure cần có vốn và quy mô nhân lực lớn.
Các loại infrastructure: Cơ sở hạ tầng cứng và mềm

Các loại infrastructure: Cơ sở hạ tầng cứng và mềm

Top 9 cơ sở hạ tầng phổ biến nhất hiện nay

Infrastructure bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia hoặc khu vực. Dưới đây là 9 loại cơ sở hạ tầng phổ biến nhất:

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ di chuyển và vận chuyển hàng hóa, hành khách, bao gồm:

  • Đường bộ: Cao tốc, cầu, đường hầm, quốc lộ, tỉnh lộ, đường nội đô.
  • Đường sắt: Nhà ga, tuyến đường ray, cầu đường sắt, đường sắt trên cao.
  • Đường hàng không: Sân bay, trạm kiểm soát không lưu, nhà ga.
  • Đường biển: Cảng biển, bến phà, kênh đào.
  • Cơ sở vật chất hỗ trợ: Trạm thu phí, bãi đỗ xe, trạm nạp nhiên liệu.
  • Hệ thống giám sát giao thông: Đèn tín hiệu, hệ thống quản lý giao thông.

Loại cơ sở hạ tầng này giúp kết nối các khu vực, thúc đẩy giao thương và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin (IT Infrastructure)

Đây là nền tảng quan trọng trong kỷ nguyên số hóa, giúp các tổ chức và doanh nghiệp kết nối và phát triển. Hỗ trợ trao đổi dữ liệu và tài nguyên số, bao gồm:

  • Hệ điều hành máy tính.
  • Trung tâm dữ liệu.
  • Hệ thống điện toán đám mây.
  • Mạng internet và hệ thống bảo mật.

Cơ sở hạ tầng năng lượng

Cơ sở hạ tầng năng lượng đảm bảo nguồn cung ổn định cho các hoạt động kinh tế – xã hội, cung cấp nguồn năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt, bao gồm:

  • Mạng lưới truyền tải điện.
  • Nhà máy nhiệt điện, thủy điện, năng lượng hạt nhân.
  • Hệ thống năng lượng tái tạo: Điện mặt trời, điện gió.
  • Đường ống dẫn dầu, khí.

Cơ sở hạ tầng viễn thông

Viễn thông là yếu tố nòng cốt trong việc kết nối con người và tổ chức, thúc đẩy kinh tế phát triển trong thời đại toàn cầu hóa, cho phép truyền tải thông tin và dữ liệu, bao gồm:

  • Hệ thống cáp quang, đường truyền.
  • Trạm thu phát sóng, anten, tháp mạng di động.
  • Vệ tinh, dây và cáp điện thoại.
Cơ sở hạ tầng viễn thông

Cơ sở hạ tầng viễn thông

Cơ sở hạ tầng cấp nước

Cơ sở hạ tầng cấp nước giúp duy trì sự sống và đảm bảo môi trường bền vững, đảm bảo cung cấp và quản lý nguồn nước sạch, bao gồm:

  • Đường ống dẫn nước, giếng, trạm bơm.
  • Nhà máy xử lý nước sạch.
  • Hệ thống đê, đập, máng xối.

Cơ sở hạ tầng quản lý chất thải 

Loại cơ sở hạ tầng này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật, Hỗ trợ thu gom và xử lý chất thải một cách hiệu quả, bao gồm:

  • Bãi chôn lấp chất thải.
  • Nhà máy xử lý chất thải, cơ sở tái chế.
  • Hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải.

Cơ sở hạ tầng giải trí 

Các cơ sở này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, cung cấp dịch vụ giải trí cho cộng đồng, bao gồm:

  • Công viên, sân chơi công cộng.
  • Khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử.
  • Khu dã ngoại, vườn quốc gia.

Cơ sở hạ tầng giáo dục

Đầu tư vào hạ tầng giáo dục là nền tảng để nâng cao trình độ học vấn và phát triển xã hội, gồm:

  • Hệ thống trường học, thư viện.
  • Viện nghiên cứu, phòng thực hành.
  • Phòng tập thể dục, hội trường.

Cơ sở hạ tầng y tế – chăm sóc sức khỏe 

Hạ tầng y tế đảm bảo chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho con người, cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, bao gồm:

  • Bệnh viện, phòng khám.
  • Trung tâm y tế cộng đồng, trung tâm phục hồi chức năng.
  • Viện dưỡng lão, trung tâm nghiên cứu thuốc.
Cơ sở hạ tầng y tế - chăm sóc sức khỏe

Cơ sở hạ tầng y tế – chăm sóc sức khỏe

Như vậy, mỗi loại cơ sở hạ tầng đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao chất lượng sống và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.

IT Infrastructure là gì và vai trò quan trọng của nó?

Để hiểu rõ về tiềm năng của một công việc trong lĩnh vực IT Infrastructure, trước hết cần biết IT Infrastructure là gì. Đây là một phần không thể thiếu trong mọi tập đoàn hoặc doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ hiện nay, các tổ chức đều phụ thuộc vào một nền tảng IT vững chắc, ổn định và điều đó được đảm bảo bởi đội ngũ nhân viên IT Infrastructure.

Vai trò của IT Infrastructure trong doanh nghiệp

Dù không trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, IT Infrastructure lại đóng vai trò hậu thuẫn quan trọng, góp phần đảm bảo hoạt động ổn định cho toàn hệ thống. Nhân viên IT Infrastructure chịu trách nhiệm duy trì và đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7.

Ngoài việc duy trì sự ổn định, họ còn nghiên cứu và đề xuất những phương án cải tiến, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Điều này giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn, đảm bảo dịch vụ chất lượng và hiệu quả.

Tầm quan trọng của IT Infrastructure đối với tập đoàn và khách hàng

Đối với tập đoàn và khách hàng, IT Infrastructure đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ thống. Nhiệm vụ của đội ngũ IT Infrastructure không chỉ là bảo trì, vận hành mà còn phát triển và xử lý sự cố nhanh chóng. Điều này đảm bảo rằng khách hàng có thể thực hiện công việc của mình một cách thuận tiện mà không phải lo lắng về sự cố hạ tầng công nghệ thông tin.

Như vậy, IT Infrastructure không chỉ là nền tảng công nghệ mà còn là yếu tố góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, mang lại sự ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

IT Infrastructure là gì?

IT Infrastructure là gì?

Cơ hội việc làm IT Infrastructure 

Không chỉ thắc mắc IT Infrastructure là gì? Cơ hội việc làm trong ngành nghề này cũng được nhiều người quan tâm. Nghề nghiệp IT Infrastructure liên quan đến các vị trí vận hành, quản lý và duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ trong một doanh nghiệp. Theo đó, các chuyên gia IT Infrastructure sẽ đảm nhận vai trò trong việc đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của cả hệ thống.

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực IT Infrastructure đang cực kỳ rộng mở và có tiềm năng. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các tổ chức và doanh nghiệp hiện nay cần nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng IT của họ. Dưới đây là một số cơ hội việc làm trong lĩnh vực này:

Quản lý hệ thống

Để đảm nhận vai trò này, nhân viên cần am hiểu sâu rộng kiến thức về thiết kế, vận hành và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng IT. Một số vị trí quản lý hệ thống bao gồm Quản lý Mạng, Quản lý Hạ tầng, Quản lý Dịch vụ Công nghệ thông tin.

Đừng bỏ lỡ Ngành IT có những cơ hội thăng tiến nào tại đây.

Chuyên gia an ninh mạng

Xã hội đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bảo mật thông tin, các chuyên gia an ninh mạng có nhiệm vụ: Phân tích mối đe dọa, đưa ra các giải pháp bảo mật và theo dõi hệ thống nhằm ngăn chặn các hành vi xâm nhập trái phép.

Kỹ sư mạng

Vị trí này chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hệ thống mạng trong tổ chức. Công việc của các kỹ sư mạng thường bao gồm quản lý mạng LAN/WAN, thiết kế hệ thống, giải quyết sự cố mạng và theo dõi bảo mật.

Chuyên gia ảo hóa và điện toán đám mây

Hiện nay, công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây đang có những bước phát triển vượt bậc, mở ra nhiều công việc đa dạng và hấp dẫn. Nhiệm vụ chính của những nhân viên nắm giữ vị trí này là triển khai, quản lý hạ tầng ảo hóa và điện toán đám mây của các tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Kỹ sư hệ thống

Những người này chịu trách nhiệm xây dựng, cấu hình và vận hành hệ thống phần mềm và phần cứng của tổ chức. Công việc của họ bao gồm quản lý hệ điều hành, tối ưu hóa hiệu suất, giải quyết sự cố, xử lý cấu hình máy chủ.

Cơ hội việc làm của IT Infrastructure vô cùng tiềm năng và rộng mở

Cơ hội việc làm của IT Infrastructure vô cùng tiềm năng và rộng mở

Việc làm trong ngành IT Infrastructure đang trở thành xu hướng và được nhiều bạn trẻ săn đón nhờ tiềm năng phát triển mạnh mẽ cùng mức lương hấp dẫn. “Nghe đồn” mức lương trong ngành này luôn nằm top mức lương cao trong thị trường tuyển dụng. Đây cũng chính là lý do mà ngày càng có nhiều sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin.

Cơ hội nghề nghiệp It helpdesk là gì, xem ngay

Kỹ năng cần có của một IT Infrastructure 

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, những kỹ năng cần có một một IT Infrastructure là gì?

Kỹ năng giao tiếp

Phần lớn khách hàng không biết nhiều về kỹ thuật chuyên môn nên bạn phải cố gắng đưa ra các câu hỏi gợi ý để khách miêu tả đúng tình trạng đang xảy ra. Từ đó, bạn sẽ biết được họ đang gặp phải vấn đề gì để có phương án xử lý kịp thời. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp IT Infrastructure truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu để người dùng có thể thực hiện theo đúng kỹ thuật.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi đảm nhận vị trí này, việc bạn phải thường xuyên đối mặt với những sự cố bất ngờ của khách hàng là điều hiển nhiên. Vì nhiệm vụ chính của vị trí này là hỗ trợ người dùng xử lý các vấn đề liên quan đến phần mềm, máy tính,… nên bạn buộc phải có kỹ năng phát hiện và giải quyết sự cố. Một IT Infrastructure yếu kém trong việc phân tích và đưa ra hướng giải quyết vấn đề có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Kỹ năng quản lý thời gian

Nhân viên IT Infrastructure cần phải biết cách phân bố, sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đúng hạn. Bạn nên liệt kê các công việc cần làm và xác định xem việc nào cần ưu tiên làm trước, việc nào có thể làm sau. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và kiểm soát tốt thời gian làm việc của mình.

Tìm hiểu vị trí IT support là gì và mô tả công việc

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các bộ phận kỹ thuật hoặc các bên liên quan khác. Nếu không có kỹ năng làm việc nhóm tốt, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.

Do đó, bạn hãy cố gắng hòa mình vào môi trường tập thể, giữ thái độ làm việc cầu tiến, biết lắng nghe, sẵn sàng học hỏi và đóng góp ý tưởng vào công việc chung.

Những kỹ năng để trở thành nhân viên IT Infrastructure là gì?

Những kỹ năng để trở thành nhân viên IT Infrastructure là gì?

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ Infrastructure là gì, cùng một số cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực IT Infrastructure. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi ngành nghề này, hãy chuẩn bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết. VietnamWorks HR Insider hy vọng bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Nếu bạn chưa rõ vai trò nhân viên IT là gì thì hãy tham khảo tại đây.

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

 

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers