adsads
Shutterstock 2222326015 1
Lượt Xem 3 K

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bài học kinh nghiệm  thông qua cách mà một số tập đoàn nổi tiếng vượt qua “cơn bão” suy thoái, từ đó chúng ta có thể áp dụng vào công việc và cuộc sống của mình, đặc biệt trong thời điểm suy thoái kinh tế đang có xu hướng tái diễn một lần nữa ở năm 2023.

1. TeamLogic IT

TeamLogic IT cung cấp các giải pháp Công nghệ Thông tin (CNTT) và dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ. Sự thật thú vị là CNTT đang là công nghiệp phát triển kể cả trong giai đoạn bấp bênh của nền kinh tế, bao gồm cả cuộc suy thoái năm 2008.

Vì người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các công nghệ mới hơn nên ngành này thường hoạt động tốt trong thời kỳ suy thoái. Công nghệ tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta, từ an ninh đến giải trí.

Trên thực tế, doanh số bán hàng công nghệ đã tăng trong thời kỳ suy thoái năm 2008.

Vì xu hướng này, TeamLogic IT đã vượt qua khủng hoảng năm 2008 một cách tốt đẹp.

Bài học rút ra: nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh, điều quan trọng là phải xem xét liệu ngành đó có hoạt động tốt trong thời kỳ kinh tế bất ổn hay không. Các ngành như công nghệ, buôn bán các mặt hàng thiết yếu, kế toán, chăm sóc sức khỏe,… sẽ luôn chiếm ưu thế hơn về nhu cầu của người tiêu dùng, kể cả trong giai đoạn khủng hoảng.

2. Netflix

Có thể có người nghĩ rằng, “Tập đoàn tầm cỡ như Netflix thì tất nhiên tồn tại được qua thời kỳ năm 2008 rồi còn gì.” Tuy nhiên, vào năm 2008, Netflix vẫn chưa phải là gã khổng lồ truyền thông như ngày nay.

Trên thực tế, Netflix đã giới thiệu một sản phẩm mới (dịch vụ phát trực tuyến), vào khoảng thời gian diễn ra cuộc Đại suy thoái như một cách thích ứng trước tình trạng các cửa hàng cho thuê băng đĩa đang dần biến mất.

Sau đó, trong năm 2008 và 2009, công ty tiếp tục hợp tác với các tổ chức như Xbox để mọi người có thể phát video trực tuyến qua các thiết bị đó. Chính những đổi mới này đã cho phép công ty tiếp tục phát triển trong thời kỳ suy thoái. Họ đã gia tăng đội ngũ nhân sự trong năm 2008 trong khi các công ty khác thậm chí đang phải vật lộn chỉ để duy trì doanh thu.

Ngoài ra, 2008 không phải là năm duy nhất công ty phải đối mặt với suy thoái. Netflix được thành lập trước cả sự kiện Bong bóng dot-com và đã phải vượt qua cơn bão đó vào đầu những năm 2000. Chính nhờ những thời điểm này, thương hiệu đã đổi mới các cách để tiếp tục thu hút khán giả của họ, cho dù điều đó có nghĩa là giới thiệu sản phẩm mới hay mở rộng sản phẩm của mình bằng quan hệ đối tác và cộng tác.

Bài học rút ra: không ngừng phát triển và cải tiến sản phẩm để thích ứng với thời điểm. Ngoài ra việc tìm kiếm đối tác cùng phát triển là bước đi vô cùng sáng suốt.

3. Lego

Trường hợp của Lego khá thú vị vì bạn có thể nghĩ rằng đồ chơi và công viên giải trí hoặc trung tâm vui chơi là không cần thiết, vì vậy ngành này sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi khủng hoảng kinh tế.

Tuy nhiên, trong cuộc suy thoái năm 2008, thay vì chấp nhận bị bóp nghẹt thì công ty này quyết định mở rộng ra thị trường toàn cầu. Lego tập trung nỗ lực vào việc xây dựng doanh thu ở châu Âu và châu Á trong khi Hoa Kỳ phải đối mặt với khó khăn kinh tế.

Bằng cách này, công ty đã đạt được mức lợi nhuận cao nhất mọi thời đại trong thời kỳ suy thoái. Công ty này đã biết mở rộng ra thị trường toàn cầu một cách thành thạo khi thị trường chính của nó đang đối mặt với suy thoái kinh tế.

Bài học rút ra: thấu hiểu thị trường là chìa khóa. Việc thấu hiểu thị trường cũng như những tác nhân có thể ảnh hưởng đến nó, bạn có thể tìm ra được những “mảnh đất màu mỡ” để phát triển mà không lo ngại sự ảnh hưởng bởi thị trường trong nước

4. Mailchimp

Mailchimp đã tồn tại được gần 20 năm và đã trải qua nhiều thời kỳ kinh tế bất ổn. Công ty đã vượt qua suy thoái kinh tế năm 2001 (thực tế đây là thời điểm công ty vừa thành lập) và cuộc suy thoái năm 2008.

Vì vậy, làm thế nào thương hiệu này tồn tại và phát triển trong thời kỳ suy thoái? Chưa kể, công ty này còn được thành lập ngay trong cuộc khủng hoảng năm 2001 và đã hoạt động rất tốt.

Khi khủng hoảng 2008 diễn ra, Mailchimp đã tồn tại nhờ giải pháp thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh. Họ đã áp dụng chiến lược định giá freemium và doanh thu của họ tăng vọt sau đó.

Nhiều khách hàng đã sử dụng Mailchimp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế vì nó miễn phí. Bằng cách điều chỉnh theo thời gian và cung cấp sản phẩm miễn phí, thương hiệu đã có thể phát triển và họ đã duy trì mô hình kinh doanh vững mạnh.

Bài học rút ra: thấu hiểu Insight và nhu cầu khách hàng luôn luôn cần thiết. Chính điều này sẽ mở ra những chiến lược phù hợp dành cho doanh nghiệp bạn dù trong bối cảnh như thế nào

5. Citigroup

Định kỳ hằng năm, Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiến hành các bài kiểm tra căng thẳng để đánh giá các ngân hàng sẽ còn bao nhiêu vốn nếu họ bị lỗ nặng.

Vào năm 2014, Citigroup đã tăng trưởng về tài sản, trở thành một trong những ngân hàng duy nhất tăng trưởng kể từ cuộc suy thoái năm 2008.

Ngân hàng này đã phát triển sau khủng hoảng kinh tế trong khi những ngân hàng khác thì không. Tất cả là nhờ nỗ lực xây dựng thương hiệu và cung cấp dịch vụ chất lượng. Citigroup bắt đầu hỗ trợ một số dịch vụ cộng đồng giúp ích cho câu chuyện thương hiệu của họ.

Trên thực tế, hoạt động marketing chính là đòn bẩy quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng của Citigroup sau cuộc suy thoái năm 2008.

Bài học rút ra: hiểu rõ chính mình hiểu rõ bối cảnh thị trường và định hình chiến lược đúng đắn là chìa khóa thành công của Citigroup. Điều này cho thấy rằng, bên cạnh thấu hiếu khách hàng, thấu hiểu chính doanh nghiệp của mình có thể mở ra những nước đi đúng đắn.

Kết luận

Suy thoái kinh tế là một phần bình thường của chu kỳ kinh tế toàn cầu, vì vậy, thay vì lo lắng, bạn nên lập kế hoạch hành động. Việc ứng phó phải bắt đầu từ rất lâu trước khi suy thoái thực sự xảy ra. Hãy tập trung vào việc bảo toàn doanh thu, dòng tiền và xem xét đầu tư thêm vào những hoạt động có khả năng tạo ra nhu cầu. Bên cạnh đó, có một nền tảng công nghệ giúp phân tích, đo lường và giám sát cũng là điều tối quan trọng để thành công. Chúc bạn thành công nhé!

Xem thêm: Các ý tưởng gắn kết nhân viên nhằm thúc đẩy tinh thần và tăng năng suất

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers