• .
adsads
ngày làm việc có tính thứ 7 không
Lượt Xem 4 K

Có bắt buộc phải đi làm vào thứ 7 không? 

Người sử dụng lao động không ép buộc người lao động phải nghỉ vào thứ 7 hoặc chủ nhật, mà thực tế, việc làm việc vào ngày này hay nghỉ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.

Tuy nhiên, theo quy định của Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần để nghỉ ngơi. Trong trường hợp đặc biệt, khi chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, người sử dụng lao động vẫn phải đảm bảo người lao động được nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng.

Tùy vào từng doanh nghiệp và công việc cụ thể, người lao động thường được nghỉ từ 01 đến 02 ngày/tuần, tương đương với khoảng 04 đến 08 ngày/tháng. Vì vậy, ngày làm việc có tính thứ 7 không sẽ được trả lương theo thỏa thuận giữa hai bên.

Vì sao không nên đi làm vào ngày thứ 7?

Hiện nay, theo Điều 68, Luật Lao Động quy định thời gian làm việc không quá 8 giờ/ ngày và 48 giờ/ tuần. Do đó, việc đi làm vào ngày thứ 7 là điều bình thường. Nhưng, doanh nghiệp nên xem xét tới việc cho nhân viên khối văn phòng nghỉ chiều thứ 7 ( tức chỉ làm việc từ 8h00-12h00) hoặc thậm chí, cho nghỉ cả ngày thứ 7. Bởi vì, việc nghỉ làm vào thứ 7 cũng đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động.

Đối với doanh nghiệp

Đầu tiên, việc cho nhân viên nghỉ việc vào ngày thứ 7, giúp công ty cắt giảm một số chi phí sinh hoạt như: tiền điện, nước… và công ty vẫn phải trả phụ cấp ăn trưa hàng ngày cho nhân viên. Tâm lý của nhân viên là họ cố gắng hoàn thành hết các công việc trong giữa tuần để cuối tuần họ được thảnh thơi, kết quả, đến thứ 7 họ thường xuyên đi làm muộn và về sớm hơn, đồng thời cũng không thể tập trung vào công việc 100%, dẫn đến năng suất lao động thấp. Nếu như công ty đã phải mất chi phí trả cho những chi phí sinh hoạt vào ngày thứ 7 này, còn phải mất chi phí để chi trả cho những ngày làm việc có năng suất thấp hơn ngày thường và điều này không hề hiệu quả.

Tiếp theo, ngoài nhóm người lao động tập trung làm việc tất cả ngày trong tuần, thì còn có nhóm chỉ có hiệu suất làm việc cao khi vào các ngày cuối tuần, áp lực hoàn thành nhiệm vụ đè nặng. Nên khi cắt đi một ngày làm việc trong tuần, khiến họ chịu áp lực mà tăng tốc độ hoàn thành công việc tương đương trong thời gian ít hơn. Điều này không những giúp tăng hiệu suất làm việc trong tuần mà còn cắt giảm được chi phí.

ngày làm việc có tính thứ 7 không

Đối với doanh nghiệp khi ngày làm việc không tính thứ 7

Bên cạnh đó, thời gian nghỉ ngơi của nhân viên được tăng lên sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn, áp lực lao động được giảm bớt. Tuy nhiên trên thực tế, để hoàn thành được nhiệm vụ trong tuần, họ phải biết cách sắp xếp thời gian và công việc để tăng tốc hoàn thành công việc trong thời gian ngắn.

Đặc biệt hơn, doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ việc vào thứ 7 giúp họ có thêm thời gian để làm các công việc cá nhân như các nhân viên hay sếp, người quản lý có thời gian dành cho nhau nhiều hơn: tụ tập, ăn uống, tham gia vào các hoạt động gắn kết. Điều này sẽ giúp cho mối quan hệ các thành viên trong nhóm hay mối quan hệ giữa sếp với nhân viên được cải thiện rõ rệt hơn. Bởi mọi người có thời gian tìm hiểu về nhau, tăng thêm phần ăn ý giữa các thành viên.

Đối với nhân viên

Thực tế, không phải lúc nào nhân viên cũng có thời gian rảnh để suy nghĩ cho những ý tưởng mới của họ, bởi vì thời gian đó, họ dành cho việc hoàn thành công việc theo kế hoạch được đặt ra. Nên, việc nghỉ 1 ngày trong tuần cũng không có đủ thời gian cho họ nghỉ ngơi, thư giãn sau một tuần làm việc đầy mệt mỏi.

Thử tưởng tượng, một nhân viên mặt mũi bơ phờ sau một ngày làm việc dài, họ cảm thấy cạn kiệt năng lượng, họ lên giường và ngủ một giấc thật sâu cho tới gần hết ngày nghỉ. Vậy, còn đâu động lực để nhân viên suy nghĩ và tìm hiểu về những ý tưởng mới của họ nữa. Do đó, việc tăng thời gian nghỉ ngơi, giúp người lao động tái tạo lại năng lượng, thúc đẩy tinh thần làm việc.

ngày làm việc có tính thứ 7 không

Đối với doanh nghiệp khi ngày làm việc không tính thứ 7

Xem thêm: Góc giải đáp: Nên làm việc vì đam mê hay vì tiền?

Việc được nghỉ vào ngày thứ 7, giúp người lao động lấy lại được cân bằng cuộc sống, họ có thêm thời gian dành cho gia đình và bạn bè, cho một số hoạt động công ích xã hội. Đối với một số nhân viên không ở với gia đình, việc được nghỉ thêm một ngày giúp họ có thêm thời gian về thăm gia đình hơn, tránh được việc nhân viên xin nghỉ vào thứ 7 hoặc thứ 2 dẫn đến thiếu nhân sự để kịp tiến độ công việc.

Ngoài ra, có thêm thời gian rảnh, giúp nhân viên tập trung vào việc phát triển bản thân mình hơn. Những khoản thời gian đó, họ có thể đi đăng ký các khóa học giúp phát triển bản thân mình như: yoga, thiền, các khóa học chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng…

Mẹo khi đi làm vào ngày thứ 7 trong tuần

Như đã trình bày ở trên, trong luật lao động hiện tại có quy định rõ ràng về thời gian làm việc của người lao động. Ngày làm việc có tính thứ 7 không thì câu trả lời là hoàn toàn đúng với luật, vậy nên, để đảm bảo cho việc bạn không quá mệt mỏi, căng thẳng trong tuần làm việc, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để có tuần làm việc hiệu quả:

  • Bữa ăn: Hãy đảm bảo rằng bạn ăn uống đúng đủ 3 bữa một ngày, đầy đủ các dưỡng chất. Bạn có thể chuẩn bị bữa trưa bằng cách nấu chúng vào bữa tối của hôm trước và bảo quản chúng trong tủ lạnh, ngày hôm sau bạn chỉ việc hâm nóng và xách chúng đi.
  • Đồ ăn nhẹ: Trải qua khoảng thời gian làm việc mệt mỏi, bạn cũng cần phải nạp chút năng lượng. Hãy giữ đồ ăn nhẹ ở gần bạn và đảm chúng là đồ ăn cung cấp năng lượng cho bạn! Bạn có thể lựa chọn những đồ ăn bổ dưỡng và lành mạnh như: các loại hạt hoặc loại thực phẩm giàu protein.
  • Uống đủ nước: Chuẩn bị sẵn một cốc nước ở ngay trong tầm với của bạn, nước có tác dụng làm bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng, giúp cải thiện sự tập trung cho bạn. Hãy đảm bảo bạn uống nhiều nước để duy trì lượng nước cần bổ sung hàng ngày nhé. Chú ý: không nên lạm dụng cafe nhiều bởi chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như bồn chồn hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Giấc ngủ: đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, không nên làm việc trên giường, tránh đồ uống chứa cafein trước khi đi ngủ. Thiết lập một lịch ngủ hợp lý để rèn luyện cơ thể, tăng cường thể lực.
  • Công việc: Lên kế hoạch cho công việc theo tuần và theo ngày. Ưu tiên những nhiệm vụ quan trọng trước, những nhiệm vụ không quan trọng bạn có thể hoàn thành nó sau và cố gắng hoàn thành mục tiêu mà bạn đề ra.
  • Giải trí: Sau những giờ làm việc mệt mỏi, bạn cũng cần đảm bảo mình có thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo rằng bạn không dành những thời gian đó làm những việc “đốt” thời gian như: lướt Facebook hay bật chuyển các kênh trên tivi… Đừng để thời gian của bạn bị lãng phí như vậy, thay vì thế bạn nên tập thể dục thường xuyên; đọc sách; đăng ký một khóa học kỹ năng mà bạn quan tâm…

Hy vọng với thông tin trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “ngày làm việc có tính thứ 7 không?” cho mình. Chúc bạn có được nơi làm việc lý tưởng.

Khi tìm hiểu về các quy định và chính sách của công ty, một câu hỏi phổ biến là liệu ngày làm việc có bao gồm cả thứ 7 hay không. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến lịch làm việc và thời gian nghỉ ngơi của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm nhanh và muốn hiểu rõ hơn về lịch làm việc, việc làm rõ các ngày làm việc của công ty là rất quan trọng.

Ví dụ, nếu bạn làm việc ở vị trí nhân viên bán hàng hoặc chuyên viên, bạn nên xác nhận xem liệu thứ 7 có nằm trong lịch làm việc của bạn hay không. Những công ty như Vingroup tuyển dụng hoặc việc làm chơ tốt có thể có chính sách làm việc khác nhau.

Nếu bạn đang cân nhắc các cơ hội như tuyển cộng tác viên, ctv, hoặc thực tập sinh, hãy chắc chắn rằng bạn đã hỏi rõ về lịch làm việc để không bị bất ngờ. Điều này cũng áp dụng cho các vị trí như nhân viên để đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về yêu cầu công việc và sắp xếp thời gian hợp lý. Việc nắm rõ thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn khi lựa chọn công việc.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty dược phẩm Stella tuyển dụng, Bidiphar tuyển dụng, CP Group tuyển dụng, CPC1 tuyển dụng, Trung Sơn tuyển dụng, Nanogen tuyển dụng, OPV tuyển dụng, và Pymepharco tuyển dụng.

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers