• .
adsads
Untitled design 47
Lượt Xem 2 K

Cách xử trí khi đến trễ trong buổi phỏng vấn xin việc

1. Gọi điện thoại trước

Ngay khi biết rằng mình sẽ trễ, hãy gọi điện thoại báo ngay cho người phỏng vấn, bởi vì kiểm soát vấn đề càng sớm sẽ càng tốt cho bản thân bạn.

Nếu bạn không có số điện thoại hay thậm chí là tên của người phỏng vấn (mà lí tưởng nhất là bạn nên xin thông tin của họ khi sắp xếp cuộc gặp mặt), cũng chắc chắn rằng bạn nên gọi điện thoại cho ai đó trong công ty biết. Người đó (hi vọng rằng) sẽ chuyển lời nhắn của bạn cho đúng người cần chuyển. Sẽ là một nước bài khôn ngoan nếu bạn trình bày đơn giản như thế này: “Xin chào, tôi là A. Tôi có buổi phỏng vấn xin việc ở vị trí truyền thông vào lúc 2 giờ chiều nay. Tôi e là tôi sẽ đi trễ một chút cho buổi phỏng vấn này”.

Dĩ nhiên trong một vài trường hợp, việc gọi điện trước dễ sẽ không dễ dàng như bạn tưởng, đặc biệt là khi bạn đang vướng vào một vụ tai nạn giao thông. Đương nhiên là bạn vì quá bận rộn vào vấn đề lúc đó nên thậm chí là sẽ chẳng màng đến việc lấy điện thoại ra gọi, và việc này thì cũng dễ hiểu thôi. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hãy nhớ dành ra một ít phút gọi điện trước đến công ty vào thời điểm bạn cho là thích hợp nhất.

 

2. Nói câu xin lỗi

Cách xử trí khi đến trễ trong buổi phỏng vấn xin việc

Nếu bạn chờ một người bạn tận hai tiếng đồng hồ, rồi người đó cuối cùng cũng chịu xuất hiện tại bữa tiệc mà bạn đã dành cả tuần để lên kế hoạch (và cũng thông báo trước cho người đó cả tuần), thì bạn sẽ tức giận đến mức đầu bốc khói nghi ngút rồi đúng không? Hơn nữa khi người bạn đó còn chẳng thèm xin lỗi, hay cho bạn hay về lí do của sự chậm trễ đó (ít ra thì thật may là họ vẫn còn sống, và không để bạn lẻ loi giữa quán bar vào lúc đó)

Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn làm điều tương tự như vậy với nhà tuyển dụng, người đã dành ra 30 phút hoặc hơn trong lịch trình đầy bận rộn của họ để bàn với bạn về viễn cảnh khi bạn gia nhập và trở thành một phần của công ty. Cho dù bạn có đi trễ 10 phút, thì bạn cũng nên thừa nhận là mình đã sai, và đưa ra một xin lỗi chân thành vì có thể bạn đã làm ảnh hưởng đến công việc trong ngày của họ.

 

3. Đưa ra một lí do hợp lí

Có thể nhà quản lí nhân sự sẽ không hỏi vì sao bạn đến muộn, nhưng tốt nhất là bạn nên đưa ra một lí do chính đáng và hợp lí. Những lí do sáo rỗng như “Xin lỗi, tôi ngủ quên” hay “Tôi bị kẹt xe” đều chẳng mang lại kết quả gì. Những nhà phỏng vấn không phải là những “con quái vật” không biết khoan dung như chúng ta hình dung, họ cũng hiểu rằng đôi khi đời không trôi qua như ta mong muốn. Dĩ nhiên, nếu việc đi trễ của bạn là vì một lí do không thể tránh khỏi, như là xe buýt bị hỏng giữa chừng, hay gia đình có chuyện khẩn cấp chẳng hạn.

Chìa khóa ở đây đó là bạn cần cung cấp thông tin – chứ không phải viện cớ vô lí cho sự chậm trễ của mình.  Sau tất cả, sự thật thà chính là thượng sách!

 

4. Đưa ra thời gian đến nơi dự kiến

Gọi điện thoại trước hay gửi nhanh một email để báo cho nhà tuyển dụng biết bạn đi trễ thì cũng không mấy hiệu quả bằng việc bạn đưa ra một thời gian đến nơi dự kiến. Ví dụ như khi bạn nói: “Tôi sẽ đến đó càng sớm càng tốt”, thì ai mà biết được là bạn còn cách đó chỉ 10 phút, hay là bạn còn đang ở trên chuyến xe nào đó cách xa cả nửa thành phố.

Bạn không cần đưa ra một con số chính xác (mà nếu được thì càng tốt), mà hãy ước chừng khoảng thời gian gần đúng nhất cho nhà tuyển dụng của bạn. Việc để người phỏng vấn ngồi chờ và tự hỏi khi nào thì bạn đến sẽ tạo ra một chướng ngại vật khiến cho buổi gặp mặt của bạn không được như ý. Và rõ ràng là bạn không muốn điều đó xảy ra một chút nào!

Trước khi đưa ra thời gian dự kiến mới, hãy ước định nhanh và tính toán xem bạn cần bao nhiêu thời gian để đến được nơi. Sau đó, cho bản thân khoảng 5 phút phòng hờ – nhưng nhớ rằng đừng cho quá nhiều thời gian thêm vào sự ước lượng của bạn!

 

5. Sẵn sàng để hẹn lại lịch khác

Như đã đề cập ở trên, nhà quản lí nhân sự đã phải bỏ thời gian của họ ra để gặp gỡ, nói chuyện và xem xét khả năng của bạn cho vị trí được ứng tuyển. Và thật không ngoa khi nói rằng: Thời gian của họ cũng quý báu như vàng vậy! Vì vậy, khi bạn gọi điện trước để báo rằng mình sẽ tới trễ, hãy chuẩn bị sẵn sàng khi họ hủy hoặc dời lịch phỏng vấn. Vì dù gì đi chăng nữa, những nhà nhân sự vẫn còn khối công việc quan trọng phải giải quyết – như là thương lượng hợp đồng triệu đô với khách hàng, hơn là ngồi đó và chờ bạn xuất hiện.

Hoặc tệ hơn là, họ sẽ chọn một ứng viên khác xuất hiện sớm hơn thời gian dự kiến một cách đầy hăm hở. Và dù là họ có tới buổi phỏng vấn cực kì sớm, ít nhất là họ cũng đã mặt. Đó là lí do mà bạn nên luôn luôn, luôn luôn phải đến đúng giờ vào buổi phóng vấn của mình.

 

6. Đừng chỉ đơn giản là bạn đã xuất hiện

Dù chỉ có một khả năng nhỏ bạn biết là mình sẽ đến trễ hơn so với thời gian quy định ban đầu, thì cũng hãy thông báo tất cả sự việc cho nhà tuyển dụng biết. Cái “khả năng nhỏ” đó cuối cùng sẽ trở thành sự chắc chắn, và việc khiến cho người có thể sẽ trở thành quản lí của bạn chờ đợi (mà họ còn không thèm theo lịch sự ngẩng đầu nhìn bạn lấy một lần) sẽ là điềm báo không lành cho hi vọng tiền đồ của bạn.

Điều tệ hại nhất là khi bạn xuất hiện tại buổi phỏng vấn thậm chí trễ đến 30 phút rồi, mà bạn thì vẫn cho là mọi việc đều ổn cả. Bạn cần biết rằng: Khi bạn đến nơi không đúng như thời gian đã thỏa thuận, thì bạn đang làm ảnh hưởng đến lịch trình của người phỏng vấn bạn. Và họ sẽ có thể – hoặc không sẵn lòng – để sắp xếp thời gian lại một lần nữa, đặc biệt là khi họ đang có hẹn với những ứng viên khác, và việc xếp bạn vào chỉ làm cho mọi thứ trở nên xáo trộn mà thôi.

 

7. Dành một phút để trấn tĩnh lại bản thân

Khi cuối cùng bạn cũng đến nơi (với điều kiện đã gọi điện trước và làm theo tất cả những cách xử trí như trên), hãy dành ra một phút để trấn tĩnh lại bản thân trước khi tiến đến bàn tiếp tân.

Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng: “Tôi đã trễ 20 phút rồi. Tôi không thể để trễ thêm một giây phút nào nữa!”.

Nhưng đừng cuống, hãy cứ bình tĩnh!

Dành ra một ít thời gian và bằng cách nào đó hãy trấn an bản thân lại (tạo dáng như siêu anh hùng, hay hít thở thật sâu chẳng hạn), như thế bạn sẽ có thể cứu chính mình ra khỏi tình huống nguy cấp rồi đấy. Mặt khác, nếu bạn xuất hiện trong tư thế tóc tai rối bời, mệt bở hơi tai thì sẽ càng làm cho bạn mất thêm điểm mà thôi. Hãy thừa nhận đi, bạn không còn nhiều điểm để mà mất nữa đâu.

Vì vậy, hít thật sâu và lặp lại theo câu nói này:

“Tôi mạnh mẽ. Tôi tự tin. Tôi sẽ vươn lên từ những thử thách và thật chăm chỉ để đạt được những gì tôi mong muốn!”

 

8. Xin lỗi thêm một lần nữa

Khi cuối cùng bạn cũng đã trực tiếp gặp và bắt tay người phỏng vấn, hãy nói xin lỗi thêm một lần nữa – nhưng lần này, hãy nói một cách thật thoải mái. Chỉ cần nói như sau: “Tôi thật sự xin lỗi vì đã đến muộn. Ngày thường tôi không hoàn toàn không như vậy đâu”, rồi sau đó tiếp tục cuộc phỏng vấn.

Mẹo ở đây là bạn nên cố gắng cho qua cái “cục nấc” này càng sớm càng tốt, đừng day đi day lại nhiều lần. Bởi vì bạn càng xin lỗi, nghe có vẻ như bạn sẽ càng ít chân thành hơn.

Cần hiểu rằng cơ hội thứ hai này là vô cùng mong manh, vì thế đừng lãng phí nó bằng cách tự vẽ ra một bức tranh về sự chậm trễ của mình. Hãy nhớ, tập trung vào lí do bạn có mặt ở đây là để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người tuyệt vời cho vị trí đó. Và hi vọng rằng, bạn sẽ giành lấy được cơ hội cho công việc hằng mong ước.

Đừng để việc đi muộn khiến bạn bị loại ra khỏi cuộc chơi. Hãy sử dụng thật tốt những mẹo mà bạn đã học về cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, hay cách trả lời những câu hỏi hóc búa. Như thế, bạn đã có thể lấy lại được sự thăng bằng từ khởi đầu không mấy trơn tru của mình.

 

9. Gửi thư Cảm ơn

Bạn nên chuẩn bị một lá thư Cảm ơn sau buổi phỏng vấn, bất kể là bạn có mặt lúc mấy giờ. Bạn cũng nên sử dụng cơ hội này để nói lời xin lỗi lần cuối cùng, và cũng để bày tỏ lòng biết ơn vì công ty đã dành thời gian cho bạn.

Bạn chỉ nên viết càng ngắn gọn, xúc tích càng tốt.

Hãy xem lá thư mẫu dưới đây:

Kính gửi Trưởng phòng nhân sự,

Cảm ơn rất nhiều vì đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn với tôi ngày hôm nay. Tôi thật sự xin lỗi vì sự chậm trễ của mình – điều mà tôi không hay cư xử thường ngày.

Tôi biết việc này đã gây ra nhiều bất tiện cho quý công ty, và tôi cũng chân thành cảm kích vì quý công ty đã dành thời gian quý báu để gặp tôi.

Một lần nữa, tôi vô cùng hân hạnh và hào hứng với những gì đã lĩnh hội được về vị trí cũng như công ty ngày hôm nay.

Trân trọng,

Họ và tên

Dĩ nhiên, lời khuyên chân thành nhất dành cho bạn vẫn chính là hãy tránh đi trễ trong buổi phỏng vấn xin việc. Hãy rời khỏi nhà sớm 30 phút, tính toán đoạn đường đi đến nơi hẹn, chuẩn bị kĩ trang phục và những thứ liên quan vào đêm trước đó. Cuối cùng, hãy cố gắng hết sức để đến nơi sớm 10 phút so với thời gian đã thỏa thuận.

Như đã nói, cuộc sống đôi khi không như ta mong muốn, và việc đi trễ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với những cách xử trí khi đi trễ được đề cập như trên có thể sẽ giúp bạn cứu một bàn thua trông thấy đấy!

Tham khảo một số vị trí tuyển dụng như: tìm việc lái xe TPHCM, tuyển dụng Long Châu hoặc Viettel tuyển dụng, phiên dịch tiếng Hànphiên dịch tiếng Trung Quốc tuyển dụng việc làm Phú Quốc.

— HR Insider / Theo Career Addict –
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers