adsads
Shutterstock 2187817595
Lượt Xem 15 K

Một số CEO hàng đầu chia sẻ trải nghiệm của họ với những vị sếp “trời ơi đất hỡi” đã thực sự giúp họ trở thành những người quản lý tốt và chu đáo hơn. Điều này thúc đẩy họ truyền cảm hứng ngược lại cho đội ngũ nhân viên của mình. 

Trong khi nhiều vị sếp được ví von là thiên tài trong các lĩnh vực chuyên môn của họ, nhưng lại trở nên mù mịt khi nói đến những điều đơn giản như cách đối xử với nhân viên, xây dựng tinh thần đồng đội, tôn trọng ranh giới cá nhân hay chỉ đơn giản là tán dương những cố gắng và cống hiến của nhân viên mình.

Thậm chí có những vị sếp đòi hỏi nhân viên mình làm việc ngay giữa đêm, đưa ra những chỉ trích cao thượng trong các cuộc gọi Zoom hoặc những lời bàn tán đầy ẩn ý ở nơi làm việc. Điều trớ trêu là việc tiếp cận và hiểu được nhân viên trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, môi trường làm việc “ảo” tạo ra nhu cầu lớn hơn về sự kết nối giữa các nhân viên và sếp của họ.

Nhưng đôi khi các vị sếp này lại quá chú tâm vào việc điều hành tổ chức hoặc đội nhóm nhân viên, đến nỗi họ có thể không nhận ra rằng họ đang cư xử rất tệ bạc với người của mình hoặc đơn giản họ đang mắc phải Hội chứng người sếp tồi tệ (Bad Boss Syndrome – BBS). Vì vậy, trên cương vị là một người sếp, đây là một số điều bạn nên tự vấn bản thân để xác định xem bạn có nằm trong số những người bị BBS hay không

Liệu các thành viên có đang thu mình lại chỉ vì sợ bạn không?

Hầu như ai đang đi làm đều từng một lần chịu đựng người sếp lúc nào cũng khơi dậy sự lo lắng và sợ hãi trong đội ngũ của mình. Cho dù nhân viên có cảm thấy giận dữ, bất an hay tiêu cực, họ đều phải kiềm nén và cố gắng không kích động sếp của mình. 

Trớ trêu thay, việc tiếp diễn như vậy lại tạo ra một môi trường làm việc “độc hại”, nơi mà nhân viên luôn phải ẩn mình vì họ đã quá sợ hãi để vùng dậy, để được lắng nghe và thấu hiểu.

Nhân viên giỏi – nếu không giữ, khó mà tìm?

Ngạn ngữ có câu: “Nhân viên không rời bỏ công ty, mà rời đi vì những ông sếp độc hại”. Làm việc với một người sếp tồi là một trong những lý do hàng đầu khiến mọi người dứt khoát rời đi. Hơn nữa, một nhân viên sẽ có thể nghỉ việc ngay lập tức khi họ cảm thấy đây chính là “giọt nước tràn ly”.

Nhận hết thành tích về mình, sếp có thấy vui?

Một người sếp chuẩn mực sẽ tự cảm thấy hổ thẹn khi giành lấy hết mọi thành tựu của công ty mà quên mất đi những cống hiến thầm lặng của nhân viên mình. Nhân viên vô cùng nhạy cảm mỗi khi họ bị khước từ đi sự công nhận trong công việc. Điều này là tiền đề gây ra sự thất vọng và ức chế, đặc biệt là khi họ đã và đang đóng góp toàn bộ chất xám của mình cho công ty.

Đã là sếp, thì nên là một người sếp tốt!

Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn

Tận dụng những điều giản đơn nhất

Người đứng đầu của myWhy Agency Emerald, Jane Hunter nhớ lại, “Tôi đã chứng kiến ​​cảnh một người sếp nói xấu đồng nghiệp của mình và thậm chí lan truyền điều đó tới các mối quan hệ xung quanh đồng nghiệp đó”. Nhiều năm sau, khi Hunter thành lập công ty của mình, cô mong muốn nó luôn chứa đựng những giá trị tích cực và cũng là nơi mọi người có cách cư xử đúng mực với nhau.

Ví dụ, cô ấy thường gửi những món quà trang trí nhỏ đến nhóm làm việc online của mình hoặc tổ chức các buổi chăm sóc sức khỏe trực tuyến nhằm khơi dậy niềm cảm hứng và giảm bớt căng thẳng cho nhân viên. Jane thậm chí còn cho phép nhóm của mình được phép tắt camera đi trong hầu hết các cuộc gọi Zoom. Việc này tạo cho mọi người thêm một chút không gian riêng mà không cần phải quá bận tâm về việc ăn mặc chỉnh tề cho các cuộc họp.

Lập ra khế ước cư xử đúng mực

Lydia Pierre, Giám đốc điều hành của Pierre Branding Group, đã chia sẻ về khoảng thời gian cô ấy làm việc cho một vị sếp, người rất hay thù địch với nhân viên. Cô ấy kể lại “Ở trong hoàn cảnh đó khiến tôi cảm thấy vô cùng bất an, và đây là điều không ai muốn”. Khi thành lập công ty, Lydia hứa sẽ tạo cho mọi người cảm giác an toàn và được công nhận xứng đáng.

Để thực thi cam kết này, Pierre lập ra khế ước gọi là “The PBG Commandments”, đây là bản hợp đồng nêu ra các nguyên tắc về sự tôn trọng, kiên nhẫn, tử tế và thậm chí còn có hướng dẫn về cách tạo mối quan hệ cá nhân với nhân viên và khách hàng. Tất cả mọi người đều phải ký nhận và thực hiện các điều lệ trong đó một các tự nguyện.

Thực thi nguyên tắc làm việc tự do

Lauren Tucker, trưởng nhóm Quản lý Hòa nhập của Let’s Do What Matters, nói rằng những trải nghiệm với những người ông sếp kém đã thực sự giúp cô ấy hiểu rõ hơn về vai trò của một người lãnh đạo tốt. Cô chia sẻ: “Nhân viên không cần những hoạt náo viên đứng bên lề và mong họ chiến thắng. Họ cần những nhà vô địch cùng chung tay vào trò chơi và cùng nhau chiến thắng.” Do đó, Lauren đã điều hành một công ty dựa trên nguyên tắc hiệu suất và kết quả. Tucker nói, “Miễn là nhân viên đảm bảo đầu ra chất lượng, tôi sẽ không quan tâm khi nào họ hoàn thành hoặc liệu họ có hoàn thành công việc khi xem TV hay không. Tôi muốn nhóm của mình cân bằng giữa công việc và cuộc sống theo cách riêng của họ ”.

Trãi qua cảm giác được làm việc với một ông sếp “độc hại” đôi khi cũng có lợi. Nó có thể truyền cảm hứng cho bạn muốn trở thành người sếp tốt hơn trong tương lai. Xét cho cùng, khi bạn sử dụng tài năng của mình đúng nơi đúng thời điểm, nó sẽ giúp bạn tuyển dụng và giữ chân những nhân viên tuyệt vời – những người bạn đồng hành mẫu mực trong suốt thời gian sắp tới.

>>> Xem thêm: Sếp giỏi: thỏi nam châm thu hút ứng viên tiềm năng

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers