adsads
2 1200x900
Lượt Xem 1 K

Nhưng không, bạn không nên bỏ cuộc. Chắc chắn bạn sẽ không bị sa thải, và có thể được thăng chức sau những lời nói như xé tan đó. Nếu là bạn, bạn có ở lại và tiếp tục công việc đó không? Dù gì đi chăng nữa, quan trọng bạn phải nhận thấy rằng bạn có đang phát triển một cách chuyên nghiệp và cá nhân bạn có nhiều niềm vui với vị trí này hay không. 

Để đạt mục tiêu của cá nhân, đôi khi bạn phải “chịu đấm ăn xôi” một chút mới có thể bắt lấy chìa khóa thành công. Vậy trong trường hợp nào thì nên thực hiện “có chí thì nên”, cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé. 

Đối phó với những phản hồi tiêu cực

Bước đầu tiên luôn là bước khó khăn nhất để chấp nhận. Mấy ai có thể đối phó được với những phản hồi tiêu cực cho dù bạn là CEO hay là nhà quản lý. Chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra những phản hồi “khó nghe” và thậm chí còn sa thải người khác. Nhưng khi phản hồi này được bật lên với chúng ta, liệu bạn sẽ đối mặt như thế nào? Bạn có xem những lời nói này như thước đo giá trị của bạn với tư cách là người đang nắm giữ vị trí đó không? 

Hãy nhớ rằng: Thước đo này không hề đúng, không ai có thể xác định giá trị của bạn ngoại trừ bạn. Nếu có ai đó nói bạn không phù hợp với vị trí đó, chắc chắn bạn sẽ chỉ nên chứng minh bằng cách làm việc chăm chỉ và đưa ra những lời nói lẽ phải. Nhưng ngay cả một đội nhóm làm việc cũng nói là như vậy, liệu bạn còn thư thái không? Có thể bạn sẽ bị tụt hạng  mất ý chí.

Nếu bạn đang ở vị trí nhân viên có lẽ bạn cần nỗ lực nhiều hơn vì chịu áp lực từ cấp trên. Họ sẽ không ngừng gây ra áp lực cho đến khi bạn thực sự làm tốt và không mắc lại lỗi đó một lần nữa. Luôn chuẩn bị cho mình một tinh thần thép để chiến đấu cho dù bạn làm vị trí và bất kỳ công ty nào là điều cần thiết nhất. 

Phát triển thế mạnh và lĩnh vực của bạn

Những người thành công thường xem lại những điểm mạnh trong vị trí của họ. Một vị trí phù hợp yêu cầu ít nhất từ hai đến ba điểm mạnh lớn nhất từ bạn. 

Xác định được rõ vị trí bạn muốn thăng tiến đó là gì? Cần những điểm mạnh gì? Bạn đã có nó chưa? Nếu bạn thực sự muốn trở thành người nắm giữ vị trí đó, điều hiển nhiên là bạn phải không ngừng nỗ lực để chứng minh chính bạn: bằng kết quả, thái độ, trau dồi kỹ năng. 

Xử lý vấn đề khiến sếp “đau đầu”

Tìm ra vấn đề lớn nhất mà sếp của bạn đang gặp phải và giải quyết chúng. Nếu làm được điều này, rõ ràng, bạn sẽ được sếp chú ý và dễ dàng nhận được sự đề bạt cho các chức vụ khác.

Cựu giám đốc nhân sự của Google Laszlo Bock chia sẻ câu chuyện của bản thân như sau: Tôi từng tham gia cuộc họp “mặt đối mặt” đầu tiên với CEO của Google là Eric Schmidt, với những ý tưởng lớn về nhiều chương trình mà chúng tôi có thể phát triển nhằm giúp các lãnh đạo cấp cao quản lý tốt hơn công việc. Tuy nhiên, Eric không đặc biệt quan tâm tới tầm nhìn chiến lược của tôi. Ông ấy có nhiều mối quan tâm cấp bách hơn.

Số nhân sự của Google đã tăng gần gấp đôi từ khoảng 3.000 người năm 2004 lên 5,700 nhân viên trong năm 2005 và sắp tới có thể tăng tới gần 10.700 người. Chúng tôi cần phải tăng số lượng nhân sự trong một tuần, từ 50 người lên 100 người, mà không làm ảnh hưởng chất lượng. Đây là thách thức lớn nhất về nhân sự mà chúng tôi phải đối diện. Và đó mới chính là điều Eric quan tâm.

Trước khi Eric thông qua bất kỳ ý tưởng nào, nhóm People Operations của tôi đã phải trình bày thách thức quan trọng nhất của Google hiện nay. Bài học ở đây là, thay vì nói ra hết những ý tưởng mà mình nghĩ, hãy đặc biệt tập trung vào những vấn đề đang khiến sếp “đau đầu” và giải quyết nhanh gọn lẹ. 

Luôn có phương án dự phòng

Không ai trong số chúng ta biết rõ mình sẽ làm gì trong 5, 10, 20 năm nữa. Do vậy, cần rèn luyện các kỹ năng khiến bạn hữu dụng hơn, không chỉ với công việc hiện tại, mà còn giúp công việc tương lai.

Hay nói cách khác, mỗi ngày bạn nên tạo cơ hội tương lai cho chính mình. Phần lớn chúng ta sẽ làm việc trong ít nhất 40 năm, và mỗi lần chuyển việc không phải lúc nào cũng thành công. Hãy dành thời gian đầu tư cho bản thân để nếu có ý định chuyển việc, bạn đã chuẩn bị hành trang đầy đủ.

Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh khi xin việc trong tương lai, bạn cần có một hồ sơ nổi bật. Hiện tại bạn là một người bồi bàn, nhưng nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ trở thành quản lý nhà hàng, hãy dành thời gian tìm hiểu công việc phía sau quầy hoặc thậm chí là trong bếp. Đừng sợ phải sang ngang bởi mỗi trải nghiệm và tự rèn giũa sẽ giúp bạn thêm nổi bật và có thêm nhiều sự lựa chọn.

Để thành công, bạn cần chọn đúng đường. Trong ngành công nghệ cao, họ gọi đó là sự chuyển hướng. Tóm lại, nếu biết rõ bạn không thể chinh phục kế hoạch hoặc thăng tiến tại công ty hiện tại, hãy chuyển tới nơi cho bạn có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Hãy chọn một công ty mà ở đó bạn được coi trọng.

>> Xem thêm: Để thành công thì không ngừng học hỏi

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers