adsads
Tất tần tật các thông tin cần biết về chức danh và chức vụ
Lượt Xem 74

Nhiều người thường nhìn vào chức danh, chức vụ của một người để đánh giá vị trí, địa vị của một cá nhân trong xã hội. Hai thuật ngữ này thường đi cùng nhau và gây ra những nhầm lẫn khi phân biệt. Chức danh là gì và chức danh khác với chức vụ ở điểm nào? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về những thuật ngữ này nhé!

1. Chức danh là gì?

Hiện tại, các văn bản pháp luật vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về chức danh là gì? Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hiểu theo một khách khái quát rằng:

1.1 Định nghĩa

Chức danh là một vị trí, bổn phận được công nhận bởi một tập thể hay một tổ chức hợp pháp. Đó có thể là tổ chức xã hội, tổ chức chính trị và các công ty, doanh nghiệp. Chức danh không chỉ đơn thuần là gắn nhãn cho công việc mà người đó phải làm, nó còn mang ý nghĩa tượng trưng, cho thấy vị thế và quyền uy của họ trong tổ chức đó. Trong nhiều trường hợp, chức danh còn kèm theo sự kỳ vọng về hiệu suất công việc, mức độ đóng góp và các quyền lợi cụ thể.

Tìm hiểu định nghĩa chức danh là gì?

Tìm hiểu định nghĩa chức danh là gì?

1.2 Chức danh tiếng Anh là gì?

Không chỉ thắc mắc chức danh là gì, chức danh trong tiếng Anh viết như thế nào cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm. Theo đó, chức danh trong tiếng Anh là Title. Hiện tại, trong cấu trúc bộ máy của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng rất nhiều thuật ngữ tiếng Anh để chỉ chức danh của từng người. Các bạn nên nắm rõ thuật ngữ này để thuận lợi hơn trong quá trình làm việc nhé!

2. Phân loại chức danh

Qua định nghĩa trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu được chức danh là gì? Tuy nhiên, chức danh là thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, nó cũng cần phải được phân loại để có thể sử dụng một cách đúng nhất. Thông thường, chức danh có 3 loại chính, bao gồm:

2.1 Chức danh nghề nghiệp

Chức danh này đề cập đến vai trò và cấp bậc của các cá nhân trong một tổ chức hoặc công ty, liên quan đến nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn. Chẳng hạn như:

  • Tổng Giám Đốc: Người đứng đầu của tổ chức, chịu trách nhiệm tổng thể về các hoạt động kinh doanh và quản lý nhân sự.
  • Quản Lý: Người phụ trách quản lý và điều hành một nhóm nhân sự hoặc một phần của tổ chức.
  • Tổ Trưởng: Người quản lý, dẫn dắt một nhóm nhỏ trong một bộ phận.

2.2 Chức danh chuyên môn

Đây là tên gọi để chỉ năng lực chuyên môn, trình độ, nghiệp vụ của một cá nhân trong lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Chức danh chuyên môn được coi là căn cứ để thực hiện công tác sử dụng nhân viên, tuyển dụng nhân viên,…

Cách phân loại chức danh trong từng lĩnh vực

Cách phân loại chức danh trong từng lĩnh vực

2.3 Chức danh khoa học

Chức danh khoa học là tên gọi cần viết đúng theo thứ tự hàm học – học vị – ngành, chuyên ngành của một cá nhân. Trong đó, chức danh hàm học sẽ dựa vào tài năng, uy tín và mức độ cống hiến khoa học do Hội đồng khoa học chuyên ngành xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm và đề nghị Nhà nước quyết định công nhận.

Còn đối với học vị, các bạn phải trải qua trường lớp đào tạo, có thể là bậc đại học hoặc cao học. Những trường hợp sau khi được Nhà nước cấp văn bằng và danh vị khoa học tương đương sẽ được cấp các văn bằng liên quan đến lĩnh vực mà bạn tham gia đào tạo.

Ví dụ của các chức danh khoa học thường thấy:

  • Giáo sư (GS.): Đây là học hàm cao nhất và thường được trao cho những người có đóng góp sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy.
  • Tiến sĩ (TS.): Những người đã có luận án nghiên cứu được công nhận và hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ.
  • Thạc sĩ (ThS.): Được cấp cho những người đã bảo vệ thành công luận văn và hoàn thành chương trình học thạc sĩ.

3. Ý nghĩa của chức danh trong công việc

Chức danh mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng trong công việc.

3.1 Đối với người lao động

Người lao động có chức danh cao sẽ cảm thấy bản thân có giá trị hơn, từ đó có động lực và trách nhiệm đối với doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp họ ngày càng cố gắng để hoàn thiện và phát triển bản thân để xứng đáng với chức danh đó. Còn về phía khách hàng, khi được trao đổi và tiếp xúc trực tiếp với người có chức danh cao, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và yên tâm hơn.

Chức danh đóng vai trò như thế nào trong công việc?

Chức danh đóng vai trò như thế nào trong công việc?

3.2 Đối với doanh nghiệp, tổ chức

Trong tổ chức, doanh nghiệp, mỗi chức danh sẽ có những vai trò và trách nhiệm riêng. Điều này sẽ giúp cho tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng quản lý, kiểm soát được năng suất làm việc của mỗi cá nhân, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.

Chức danh trong doanh nghiệp còn là yếu tố góp phần xây dựng bộ máy nhân lực của công ty. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng quan sát, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận cũng như có thể luân chuyển nhân sự khi cần thiết. Chức danh không chỉ tạo nên địa vị cho mỗi cá nhân mà đây còn là chính sách để thu hút và giữ chân nhân tài tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.

Nắm vững feedback là gì giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc, và hiểu thêm về dữ liệu là gì sẽ hỗ trợ bạn quản lý và phân tích thông tin hiệu quả hơn.

4. So sánh sự khác nhau chức vụ và chức danh nghề nghiệp

Chức vụ là sự đảm nhận vai trò, vị trí nhất định trong một tổ chức cụ thể. Chức vụ thường đi kèm với chức danh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp hai khái niệm này lại độc lập nhau. Cụ thể:

4.1 Về sự công nhận, thừa nhận

  • Chức danh: Ngoài tên chức danh thì quá trình mỗi cá nhân phấn đấu để đạt được chức danh đó phải được xã hội công nhận. Quá trình phấn này thường bao gồm quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm, không chỉ riêng quá trình học tập và nghiên cứu. Một số chức danh được công nhận phải kể đến như giáo sư, tiến sĩ, cử nhân,…
  • Chức vụ: Không chỉ do xã hội công nhận mà còn phải được cả tổ chức thừa nhận về vị trí, quyền hạn và chức năng mà chức vụ cá nhân đó nắm giữ. Chức vụ sẽ không có hiệu lực nếu như không được sự công nhận của tổ chức.
Chức danh và chức vụ khác nhau như thế nào?

Chức danh và chức vụ khác nhau như thế nào?

4.2 Về chức năng, nhiệm vụ

  • Chức danh: Những người mang chức danh sẽ thực hiện chức danh của mình gắn liền theo tên gọi. Chẳng hạn như bác sĩ (chuyên khám bệnh, chữa bệnh), kiến trúc sư (thực hiện công việc thiết kế nhà, thiết kế nội thất),…
  • Chức vụ: Những người này sẽ là người làm việc đa chức năng và nắm giữ các vị trí quan trọng trong một tập thể hoặc tổ chức. Mỗi chức vụ sẽ được một tổ chức đó quy định về các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

4.3 Về đơn vị quản lý

  • Chức danh: Người có chức danh không bắt buộc phải thuộc một đơn vị nào quản lý, họ có thể có một đơn vị quản lý hoặc không.
  • Chức vụ: Để có được chức vụ thì nhất định phải có sự công nhận của tổ chức. Do đó, người nắm giữ chức vụ phải được quản lý bởi một đơn vị hoặc một tổ chức nhất định.

Việc hiểu rõ môi giới là gì có thể giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, đồng thời tham khảo thông tin về SDR là gì để mở rộng kiến thức trong lĩnh vực bán hàng.

5. FQA

Sau khi biết được chức danh là gì, chắc hẳn nhiều người đã có thể phân biệt được khi nào nên sử dụng thuật ngữ chức danh, chức vụ để nói về vị trí, địa vị của một người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không ít người vẫn còn mơ hồ về những thuật ngữ này.

5.1 Nhân viên là chức danh hay chức vụ?

Để xác định được nhân viên được coi là chức danh hay chức vụ, bạn cần phải gắn liền nó với một vị trí cụ thể nào đó. Tuy nhiên, các bạn có thể dựa vào các tiêu chí để xem xét nên sử dụng thuật ngữ nào cho phù hợp, chẳng hạn như: Nhân viên này được xã hội công nhận thông qua quá trình gì, họ đảm nhận vai trò gì và có làm tốt trách nhiệm của mình không.

Thông thường, trong công ty hay tổ chức, chức vụ được hiểu là người nắm giữ những vị trí quan trọng. Do đó, nhân viên trong thực tế chỉ là chức danh chứ không được coi là chức vụ.

5.2 Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Hiệu trưởng là một chức vụ bởi đây là vị trí rất quan trọng trong trường học, nắm giữ nhiều trách nhiệm quản lý các chức danh ở phía dưới. Để giữ được chức vụ này, cá nhân phải trải qua quá trình bổ nhiệm phức tạp và tuân thủ theo quy định của luật pháp.

Những câu hỏi thường gặp về chức danh, chức vụ

Những câu hỏi thường gặp về chức danh, chức vụ

5.3 Cách ghi chức danh như thế nào?

“Theo điểm g khoản 2 Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, “chức danh, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền” là một nội dung không thể thiếu trong văn bản hành chính.

Chức danh, chức vụ được ghi là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản hành chính trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định.

Chức danh, chức vụ phải được viết hoa, sử dụng cỡ chữ 13 hoặc 14, chữ đứng và in đậm. Ví dụ: CHỦ TỊCH, THỨ TRƯỞNG.

Trong văn bản hành chính, chức danh, chức vụ thường gắn liền với quyền hạn và tên của người ký. Các chữ viết tắt quyền hạn hiện nay bao gồm: “TM.” (thay mặt tập thể), “Q.” (quyền cấp trưởng), “KT.” (ký thay), “TL.” (thừa lệnh), và “TUQ.” (thừa ủy quyền).”

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về chức danh là gì cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ. VietnamWorks HR Insider hy vọng bạn sẽ biết cách sử dụng những thuật ngữ này một cách hợp lý và đúng quy định.

Tìm hiểu Gen Y là gì để nắm rõ hơn về đặc điểm của thế hệ trẻ trong lao động, cùng với kiến thức về booklet là gì để cải thiện kỹ năng tổ chức tài liệu hiệu quả.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers