adsads
1505.6
Lượt Xem 5 K

Phần kinh nghiệm làm việc luôn là một phần quan trọng không thể thiếu, nó thể hiện năng lực của ứng viên cũng như khiến cho bản CV trở nên hoàn chỉnh hơn. Qua phần kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Vì vậy tạo CV với phần kinh nghiệm việc làm thu hút và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng là một điều rất quan trọng. Cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV cho người có kinh nghiệm.

CV là gì?

CV được viết tắt từ chữ Curriculum Vitae và thường được gọi là “Sơ yếu lý lịch”. Bản chất của CV là một bản tóm lược bao gồm những thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm việc làm và những kỹ năng liên quan đến ngành ứng tuyển. Tuy nhiên, CV không phải là một bản “tự thuật” về cuộc đời cá nhân, vì thế hãy nghĩ đến những yếu tố mà nhà tuyển dụng sẽ chú ý khi nhìn vào CV của bạn.

Một bản CV thông thường gồm ít nhất những yếu tố sau:

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp – Trình độ học vấn và bằng cấp
  • Kinh nghiệm việc làm
  • Sở thích cá nhân và thành tựu
  • Kỹ năng

 

Trong bài viết này, HR Insider chia sẻ cho bạn cách viết phần kinh nghiệm làm việc dành cho người có kinh nghiệm một cách cụ thể nhất.

Làm sao để tạo điểm nhấn cho phần kinh nghiệm làm việc như thế nào?

  • Súc tích ngắn gọn

Hãy cung cấp những thông tin phù hợp với vị trí ứng tuyển. Đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc thì phần này sẽ được cô đọng và lựa chọn phù hợp nhất với công việc mà ứng viên ứng tuyển. Có thể bạn trải qua nhiều vị trí ứng tuyển trước đây nhưng không nhất thiết bạn phải liệt kê tất cả những kinh nghiệm làm việc bạn có. Điều đó sẽ khiến cho CV của bạn trở nên dài dòng và thiên hướng kể lể nhiều hơn. Nên xem kỹ bản mô tả công việc của vị trí ứng tuyển để đề cập những kinh nghiệm bạn có trong CV một cách rõ ràng và thu hút hơn. Việc trình bày phần mô tả kinh nghiệm làm việc trong CV để nhà tuyển dụng không cảm thấy chán nản khi đọc cũng phần nào đánh giá năng lực của bạn.

  • Sắp xếp các công việc theo thứ tự

Các kinh nghiệm mà bạn đạt được nên được sắp xếp theo trình tự hiện tại cho đến xa nhất. Cần nêu rõ thời gian bắt đầu, thời điểm kết thúc, vị trí bạn đảm nhiệm, kinh nghiệm bạn nhận được từ công việc ấy.
Nói không với lỗi chính tả
Một điểm trừ rất lớn cho phần kinh nghiệm việc làm cũng như viết một bản CV hoàn chỉnh chính là lỗi chính tả. Hãy kiểm tra từng câu văn, dấu câu và vận dụng cấu trúc câu rõ ràng trước khi gửi CV của bạn đến nhà tuyển dụng.

  • Cung cấp những thông tin phù hợp với vị trí ứng tuyển

Đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc thì phần này sẽ được cô đọng và lựa chọn phù hợp nhất với công việc mà ứng viên ứng tuyển. Có thể bạn trải qua nhiều vị trí ứng tuyển trước đây nhưng không nhất thiết bạn phải liệt kê tất cả những kinh nghiệm làm việc bạn có. Điều đó sẽ khiến cho CV của bạn trở nên dài dòng và thiên hướng kể lể nhiều hơn. Nên xem kỹ bản mô tả công việc của vị trí ứng tuyển để đề cập những kinh nghiệm bạn có trong CV một cách rõ ràng và thu hút hơn. Việc trình bày phần mô tả kinh nghiệm làm việc trong CV để nhà tuyển dụng không cảm thấy chán nản khi đọc cũng phần nào đánh giá năng lực của bạn.

>>Xem thêm: CV xin việc ấn tượng và bí quyết ghi điểm với nhà tuyển dụng

Ví dụ về phần kinh nghiệm làm việc cho người có kinh nghiệm

Cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV cho người có kinh nghiệm

 

DIGITAL MARKETING MANAGER

[Công ty XYZ]

05/2016 – hiện tại

Nhiệm vụ

  • Tạo định dạng cho mẫu báo cáo và trình bày mức độ tham gia của khách hàng qua  Google AdWords
  • Cập nhật và giám sát chiến lược trong các chiến dịch Google AdWords và tăng 4% TLB (tỷ lệ nhấp) trong tháng đầu tiên
  • Đề xuất các giao dịch kinh doanh mới (B2B) bằng cách liên hệ với các đối tác tiềm năng

MARKETING AND SALES ASSISTANTS

[Công ty XYZ]

09/2013 – 05/2016

Nhiệm vụ

  • Hỗ trợ tạo ra các phương tiện truyền thông và danh mục mới
  • Biên soạn và phân phối thông tin tài chính và thống kê như bảng tính ngân sách cho các chiến dịch mới

Tham khảo Wow CV để download mẫu CV đẹp hoặc tạo CV xin việc theo cách riêng của bạn.

  • Download mẫu CV đẹp và đơn giản tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và ấn tượng tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp tại đây

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Tham khảo thêm một số tin tuyển dụng việc làm cơ hội phát triển cập nhật mới nhất:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers