• .
adsads
2005.1
Lượt Xem 7 K

Hiện nay, Sales/ Nhân viên bán hàng luôn là bộ phận quan trọng nhất mà bất kỳ công ty nào cũng chú trọng phát triển. Chính vì thế, tỉ lệ chọi ở vị trí này khá cao. Để có thể vượt qua các ứng cử viên khác, bạn cần thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên sáng giá với mục tiêu nghề nghiệp bán hàng rõ ràng và điều đó phải được thể hiện qua phần giới thiệu bản thân trong CV.


Hướng dẫn viết phần giới thiệu bản thân trong CV cho Sales

Tất nhiên, khi giới thiệu bản thân, bạn không thể bỏ qua các thông tin cơ bản về họ tên, điện thoại, địa chỉ hay trình độ bằng cấp có được. Tuy nhiên, những phần này bạn nên thể hiện súc tích và tập trung viết những điều nhà tuyển dụng cần như sau:

Thể hiện tính cách bản thân 

Với nghề Sales, ai cũng cho rằng cần có những tính cách như năng động, hoạt ngôn, khéo léo, hòa đồng… Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không nhìn vào những tính cách đó mà quyết định chọn bạn hay không. Chính vì thế, hãy chứng minh mình là người khác biệt nhưng hữu ích và có mục tiêu nghề nghiệp bán hàng rõ ràng.

Chẳng hạn, bạn là người có tính cách biết suy nghĩ cho người khác, bạn sẽ suy nghĩ cho khách hàng, đối tác và cả công ty để có cách bán hàng tốt nhất. Hoặc bạn là người yêu thích khám phá điều mới lạ, vì vậy bạn sẽ luôn tiếp cận những xu hướng mới nhất và giúp ích cho công việc. Hay bạn là người biết thích quan sát và lắng nghe, để thấu hiểu khách hàng và đưa họ đến gần hơn với doanh nghiệp.

Kinh nghiệm làm việc cần chú trọng trong CV của Sales

Đây là bước quan trọng nhất đối với cách viết giới thiệu bản thân trong CV cho nhân viên kinh doanh. Ở phần này, bạn hãy cố gắng sắp xếp và liệt kê một cách khoa học nhất những công việc bạn đã trải nghiệm. Tránh trường hợp liệt kê kinh nghiệm làm việc như mô tả thường thấy, bạn nên làm nổi bật CV bằng việc giải thích rõ các nhiệm vụ và khéo léo đưa các con số vào.

Hãy tập trung vào chi tiết như trong khoảng thời gian nhất định, bạn hoặc team đã tạo ra bao nhiêu doanh thu bán hàng, mang lại bao nhiêu lợi nhuận và có đạt mục tiêu đề ra hay không. Ví dụ, thay vì nói rằng “tôi có kinh nghiệm 3 năm ở vị trí Sales cho một công ty bán hàng gia dụng và mang về lợi nhuận rất lớn”, bạn nên trình bày như sau “tôi và 3 người trong team, đã nỗ lực mang về 500 triệu trong 1 tháng cho công ty, vượt chỉ tiêu đến 300% và trong năm vừa qua, chúng tôi vượt 150% chỉ tiêu của năm”… Chắc chắn, những thành quả ấy sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến vào vòng phỏng vấn mà thôi.

Kỹ năng cần giới thiệu trong CV của Sales

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng, nhà tuyển dụng cũng rất chú ý những kỹ năng mà bạn mô tả ở phần giới thiệu bản thân trong CV. Với một nhân viên Sales, ngoài tố chất vốn có, bạn cũng phải được rèn luyện các kỹ năng mềm liên quan đến nghiệp vụ.

Ví dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán thương lượng, khả năng giải quyết tình huống khi bị từ chối, cách xử lý khủng hoảng…

Các hoạt động tạo dựng quan hệ

Việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ là điều không thể thiếu với nghề Sales, vì vậy, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có những hoạt động gì và có ảnh hưởng ra sao. Chẳng hạn, bạn đã tham gia vào câu lạc bộ tiếng Anh của quận và bạn đã biến họ thành những khách hàng trung thành của công ty. Hoặc bạn có thể tham gia các hoạt động liên quan đến khách hàng tiềm năng mà công ty đang nhắm đến. Những điều này, sẽ giúp phần giới thiệu bản thân của bạn thật tuyệt vời và ấn tượng.

Những lưu ý khi trình bày CV

Chú trọng hình thức bắt mắt

Bên cạnh việc trình bày phần giới thiệu bản thân thật hoàn hảo, bạn cũng nên chú ý vào hình thức của CV. Lựa chọn những thông tin phù hợp, ngắn gọn, không nên dài dòng sẽ khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm. Màu sắc CV hài hòa, không nên quá lòe loẹt sẽ gây rối mắt. Hơn nữa, bạn có thể tìm hiểu các mẫu CV tiếng Anh dành cho Sales để thể hiện được trình độ ngoại ngữ cũng như tăng sức hấp dẫn cho CV của mình.

Sử dụng các từ ngữ chuyên ngành trong CV Sales

Bạn có thể sử dụng từ ngữ chuyên ngành trong phần giới thiệu bản thân, để thể hiện được sự chuyên nghiệp và tránh lối trình bày máy móc nhàm chán. Với CV dành cho Sales, bạn có thể sử dụng các từ như” khách hàng tiềm năng”, “xây dựng mạng lưới quan hệ”, “đàm phán và thuyết phục”…

Trên đây, là hướng dẫn cách viết phần giới thiệu bản thân trong CV cho Sales cùng những lưu ý để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Và đừng quên, trong CV cho Sales, bạn cần phải nhấn mạnh đến mục tiêu nghề nghiệp bán hàng của mình, càng chi tiết càng chứng tỏ bạn nghiêm túc với công việc.

Hy vọng rằng, bạn sẽ lọt vào vòng trao đổi và trở thành nhân viên chính thức khi áp dụng những điều chia sẻ trong bài viết này. Chúc bạn thành công!

Tham khảo Wow CV để download mẫu CV đẹp hoặc tạo cv xin việc theo cách riêng của bạn.

  • Download mẫu CV đẹp và đơn giản tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và ấn tượng tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp tại đây

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong buổi phỏng vấn 

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nhưng bạn đã hiểu Photographer là gì chưa? Và cần có kỹ năng gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Câu trả lời nằm ngay trong bài đọc dưới đây.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nhưng bạn đã hiểu Photographer là gì chưa? Và cần có kỹ năng gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Câu trả lời nằm ngay trong bài đọc dưới đây.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers