• .
adsads
Thiết kế không tên 14
Lượt Xem 67 K

Đây có lẽ là câu hỏi mà bạn hy vọng sẽ không bao giờ phải trả lời trong cuộc phỏng vấn xin việc: Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu? Trả lời một cách trung thực, bạn có nguy cơ bị “dìm” lương và khó có cơ hội đề nghị một mức đãi ngộ cao. Nếu nói dối, bạn có thể vượt qua mức lương giới hạn của công ty, hoặc tệ hơn nữa là bị phát hiện là kẻ nói dối.

Theo thống kê của Payscale, 43% các ứng viên tại Mỹ vẫn được hỏi về mức lương trong quá khứ. Vậy làm thế nào để trả lời câu hỏi hóc búa này để có được cơ hội việc làm mới.

 

Hãy xác định vị trí của bản thân

Chuyên gia nhân sự Suzy Welch nói rằng, thảo luận về mức lương là vấn đề khiến hầu hết các ứng viên căng thẳng vì họ không biết phải bắt đầu từ đâu. Trước tiên, bạn cần xác định được vị trí của mình trên thị trường việc làm.

Đồng nghĩa với đó là việc, bạn phải tìm hiểu mức lương cơ bản của công việc, những lợi thế cạnh tranh của bản thân so với các ứng viên khác. Việc đánh giá quá cao hay quá thấp năng lực làm việc của bản thân đều không có lợi cho bạn trong cuộc phỏng vấn.

 

Đừng nói dối

Cách trả lời khi được hỏi "mức lương cũ của bạn là bao nhiêu?": Cần khôn ngoan để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Trong trường hợp này, chuyên gia nhân sự Suzy Welch gợi ý câu trả lời một cách gián tiếp như sau: “Thật khó để so sánh mức lương cũ của tôi với vai trò này, vì tôi đã làm việc cho một công ty có tính chất khác. Tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu gần đây, tôi tin rằng vị trí của tôi trong ngành này có mức lương phổ biến là X…”.

Rất nhiều người đi xin việc lại trả lời một mức lương cũ không đúng so với thực tế, bởi hy vọng điều đó sẽ giúp họ thương lượng mức đãi ngộ tốt hơn ở công ty mới. Tuy nhiên, đó lại là sai lầm lớn khi không trung thực. Chuyên gia nhân sự khuyên bạn không nên nói dối. Bất kỳ sự không trung thực nào cũng bị đánh giá thấp.

Theo Grant Torrens, giám đốc kinh doanh của công ty tuyển dụng toàn cầu Hays, các nhà tuyển dụng thực sự có thể đem lại lợi ích và đảm bảo mức lương phù hợp với mong đợi của những người lao động. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chia sẻ các yếu tố là lợi thế của bạn như kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng…

 

Hãy tự tin

Tự tin là chìa khóa thành công của mọi cuộc phỏng vấn. Cho dù bạn tin rằng mức lương cũ của bạn có thể chưa xứng đáng, thì câu hỏi này sẽ là một cơ hội. Nhưng điều quan trọng là bạn cần khảo sát thị trường lao động và tình hình của công ty bạn ứng tuyển thật kỹ. Sự hiểu biết sẽ giúp bạn tự tin và ghi điểm.

Bên cạnh việc tự tin về chuyên môn công việc, giao tiếp chuyên nghiệp thì cách đối đáp khi trả lời phỏng vấn mức lương cũng là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá và chọn lựa nhân viên tiềm năng.

 

— HR Insider/ Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers