adsads
9 1
Lượt Xem 5 K

Cách sắp xếp, cách quản lý công việc hàng ngày chính là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của mỗi cá nhân. Trong một công ty, cùng một vị trí, cùng công việc nhưng có nhân viên hoàn thành nhanh chóng, chất lượng xuất sắc, nhưng cũng có người luôn chậm trễ và gây ra vô số rắc rối. Nếu biết cách quản lý công việc một cách khoa học, mọi thứ sẽ luôn dễ dàng và thuận lợi hơn.

1. Tại sao quản lý công việc lại quan trọng?

Quản lý công việc là một kỹ năng mà mỗi nhân viên đều cần phải rèn luyện. Nó là quá trình giúp phân chia thời gian tương xứng với công việc một cách hợp lý. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích như:

Không mất quá nhiều công sức

Khi nắm được cách quản lý công việc hàng ngày, bạn sẽ biết thời gian nào cần làm những gì, nên ưu tiên việc nào trước, việc nào sau. Đồng thời, bạn sẽ làm được nhiều hạng mục hơn và công việc được giải quyết nhanh chóng, không trễ deadline. Tất nhiên, bạn cũng không cần tốn công phí sức chỉ để làm những việc sát deadline mà đáng lẽ bạn nên hoàn thành từ sớm.

Giúp công việc hoàn thành tốt

Với ý thức quản lý công việc mỗi ngày, bạn sẽ hoàn thành thật xuất sắc nhiệm vụ được giao. Điều đó, cành tạo cho bạn động lực phấn đấu, phát triển bản thân. Và khi bạn cố gắng như thế, cuộc sống sẽ luôn dễ dàng và ý nghĩ hơn, bạn cũng có cơ hội nhận được những phần thưởng xứng đáng.

Có thời gian làm những việc bạn yêu thích

Khi hoàn thành xong mọi công việc đề ra, bạn sẽ cảm nhận được cơ thể căng tràn năng lượng và ấp ủ những dự định mới. Đó có thể là nghỉ ngơi, ăn uống, làm đẹp hoặc tận dụng thời gian đấy để học tập và nhận thêm nhiều công việc thêm để cải thiện tài chính.

Giảm căng thẳng

Nếu không biết cách quản lý công việc hằng ngày, bạn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng làm việc ngoài giờ, chạy deadline, căng thẳng do việc vẫn chưa giải quyết, chịu áp lực từ nhóm hoặc cấp trên… Do đó, nếu quản lý tốt thời gian bạn sẽ tránh được áp lực deadline và sẽ có thời gian để đưa ra những phương án tốt nhất trong công việc.

2. Một số cách quản lý công việc hàng ngày hiệu quả

Ghi rõ các việc cần làm

Trước tiên, hãy lập ra danh sách các việc cần làm. Điều nay giúp bạn kiểm soát được mốc thời gian nào nên làm việc gì và bạn cũng nắm rõ mình sẽ phải làm những gì. Đồng thời, bạn có thể điều chỉnh hoặc ưu tiên hạng mục gấp được phát sinh. Nếu không lập danh sách, có thể bạn sẽ bỏ qua một vài chuyện và khiến mọi thứ mọi thứ trở nên rắc rối.

Nên ghi chú vào những nơi dễ nhìn thấy

Một trọng những cách quản lý công việc hằng ngày cần thiết chính là nên dán hoặc ghi chú danh sách cần làm ở nơi dễ thấy. Chẳng hạn như lịch, màn hình máy tính, trên bàn làm việc hoặc sử dụng sự trợ giúp từ các phần mềm quản lý. Ghi chú sẽ giúp bạn nhắc nhớ việc cần làm và khi làm xong hãy đánh dấu để phân biệt với hạng mục chưa thực hiện.

Tập trung khi làm việc

Tập trung để giải quyết việc làm giúp bạn phát huy tối đa khả năng của bản thân. Từ đó, mọi thứ cần làm đều được xử lý nhanh chóng. Ngược lại, nếu bạn bị chi phối hoặc xao nhãng, sẽ mất rất nhiều thời gian cho một công việc, cứ như vậy mọi thứ sẽ trở nên trì trệ, chậm tiến độ.

Nghỉ ngơi sau khi làm xong công việc

Sau khi kết thúc một đầu mục, hãy dành cho bản thân từ 10 – 20 phút để nghỉ ngơi và lấy năng lượng để bắt đầu cho việc làm tiếp theo. Tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng nó giúp bạn lấy lại tinh thần, cơ thể được giải lao và bạn cảm thấy hăng hái hơn. Bạn có thể dùng thời gian này để ăn uống, trò chuyện với đồng nghiệp hoặc nghe một vài bài hát yêu thích…

Cách quản lý công việc hàng ngày nghe có vẻ dễ dàng nhưng thực chất không phải ai cũng có thể tuân theo. Hãy cố gắng rèn luyện mỗi ngày kỹ năng này để giúp bản thân ngày càng hoàn thiện và trở thành một nhân viên sáng giá nơi công sở.

>>> Xem thêm: Quản lý thời gian: 4 thói quen cần thiết để đạt được mục tiêu sớm nhất!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng tạo không chỉ giúp công ty phát triển mà còn...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing, điển hình là SEO. Vậy Outline là gì và làm...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó còn là lời hứa, là cảm xúc và cả sự...

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty, tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing,...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó...

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers