• .
adsads
11 1
Lượt Xem 16 K

Giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp là phần vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng phần nào mường tượng được con người và xem bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty hay không. Vậy mà, đa phần các ứng viên đều khá sơ sài trong cách viết về bản thân và mục tiêu nghề nghiệp. Cùng xem cách viết sau đây để trau chuốt hơn cho CV của mình nhé!

Hướng dẫn cách viết giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp

Cách giới thiệu bản thân

Một bản CV đạt chuẩn là phẩn giới thiệu bản thân phải đầy đủ các mục như: Ảnh chân dung, họ tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm, hoạt động…

  • Thông tin cá nhân: Là phần không thể thiếu khi viết giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Bạn cần nêu rõ về bản thân mình và lượt bỏ những phần không cần thiết như tình trạng hôn nhân, ưu nhược điểm, các điểm du lịch đã đi…
  • Ghi rõ các thông tin liên hệ: Thông tin bạn cung cấp gồm số điện thoại, địa chỉ, email… và cần ghi một cách cụ thể, chính xác nhất. Lưu ý rằng, email bạn cung cấp phải sử dụng tên nghiêm túc không nên dùng các email trẻ con hay vui chơi với bạn bè.
  • Đoạn mô tả bản thân: Đây chính là một mẹo giúp phần giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp của bạn vô cùng thu hút. Đoạn giới thiệu này phải ngắn gọn và thể hiện được giá trị cốt lõi của bản thân, như: Bạn có khả năng thế nào? Bạn là ai? Vì sao nên tuyển chọn bạn? Bạn sẽ đem lại giá trị gì cho công ty?…
  • Cần nêu bật các phẩm chất, kỹ năng: Những mục này đều là yếu tố để nhà tuyển dụng nhận xét bạn có là người họ cần và phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Bạn nên đề cập đến các phẩm chất và kỹ năng chuyên môn, kể cả c kỹ năng mềm có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Kinh nghiệm làm việc: Tùy vào kinh nghiệm được tích lũy mà bạn liệt kê theo trình tự thời gian một cách rõ ràng, nếu có các giải thưởng hay thành tích chứng mình sẽ càng khiến CV của bạn có thêm sự tin cậy.

Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Cách viết giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp luôn luôn là phần tốn nhiều thời gian để cân nhắc. Nhà tuyển dụng sẽ muốn biết định hướng của bạn ra sao, từ đó đánh giá tham vọng, tầm nhìn và khả năng cống hiến của bạn cho doanh nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp sẽ chia làm 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Ở mục này, bạn nên đề cập tới các mục tiêu nghề nghiệp trong thời gian ngắn từ 6 tháng tới 1 năm. Hãy tập trung vào những gì bạn thực sự có thể làm được và nó phải phù hợp với mục tiêu dài hạn.

Ví dụ 1: “Tôi muốn sử dụng những kinh nghiệm và kỹ năng đã tích lũy để ổn định sự nghiệp, phát huy khả năng của mình ở  môi trường mới. Trong thời gian ngắn nhất, tôi sẽ học hỏi được mảng kiến thức mới và hoàn thành tất cả các chỉ tiêu được giao”.

Ví dụ 2: “Tôi sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và làm quen với tất cả hạng mục công việc chính. Ngoài ra, tôi mong mình sẽ được tham gia vào một số công việc khác để làm phong phú kinh nghiệm bản thân và đóng góp nhiều giá trị cho công ty.”

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Mục tiêu ngắn hạn luôn đơn giản và dễ thực hiện hơn so với mục tiêu nghề nghiệp dài hạn. Nhưng mục tiêu dài hạn lại thể hiện tiềm năng và liên quan đến sự phát triển lâu dài của bạn.

Ví dụ: “Tôi sẽ phấn đấu và học hỏi thật nhiều để nâng cao trình độ, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của công ty. Đi cùng với đó, tôi hy vọng sẽ có thể đảm nhận những trách nhiệm to lớn hơn. Tôi biết rằng quá trình này sẽ không dễ dàng và không nhanh chóng, nhưng tôi luôn quyết tâm và sẵn sàng tiến lên phía trước. Tôi sẽ đạt được tầm cao mới và luôn giữ vững định hướng của mình”.

Trên đây, là hướng dẫn chi tiết cách viết giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp, để CV của ứng viên sẽ luôn hạ gục được nhà tuyển dụng và mở ra cơ hội việc làm như mong đợi.

>>> Xem thêm: Cách viết phần giới thiệu bản thân, mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho người có kinh nghiệm

Bạn có biết rằng tỉ lệ chọi trung bình cho một vị trí là 1/6. Điều đó đồng nghĩa rằng, bạn cần vượt qua ít nhất 6 người để có thể có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Vậy nên tạo CV là một trong những kĩ năng bạn nhất định phải biết. Nếu bạn muốn làm CV ấn tượng nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo WowCV – một tính năng mới được Vietnamworks ra mắt sẽ hỗ trợ bạn tạo CV chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.

  • Thực hiện NHANH CHÓNG với mẫu CV đa dạng, phù hợp cho nhiều ngành nghề/ lĩnh vực
  • TIỆN LỢI trong sử dụng và tìm việc với tính năng chỉnh sửa nội dung trực tiếp, tự động cập nhật thông tin thông qua tài khoản trên VietnamWorks.
  • Hoàn toàn MIỄN PHÍ và không dính logo thương hiệu, tương thích với mọi nền tảng tuyển dụng trực tuyến khác nhau

Cùng trải nghiệm tạo CV TẠI ĐÂY nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers