adsads
shutterstock 1222164580 1 1
Lượt Xem 1 K

Hiện nay, chủ đề “ Ngành digital marketing học trường nào?”, “Các vị trí then chốt trong phòng Marketing” hay “Marketing lương bao nhiêu?” đang là chủ đề Hot trong mỗi kỳ thi tuyển sinh. Điều đó cho thấy, chuyên ngành này đang được lòng rất nhiều bạn trẻ. Đó cũng là điều hiển nhiên, bởi đây là ngành nghề năng động có nhiều cơ hội việc làm cùng thu nhập ổn định. Chính vì thế, không quá khi nói marketing là nghề trong mơ của khối bạn trẻ. 

Như chúng ta biết, marketing là từ ngắn gọn nhưng bao hàm nhiều công việc khác nhau. Để một hoạt động quảng cáo đạt hiệu quả, cần nhiều công đoạn và nhân lực kết hợp cùng nhau thực hiện. Trên thị trường việc làm hiện nay, Marketing được tuyển dụng cho nhiều vị trí khác nhau như: Nhân viên quảng cáo, Nhân viên PR, Chuyên viên SEO,… Trong đó, vị trí quan trọng trong phòng Marketing gồm những vị trí sau:

Các vị trí then chốt trong phòng Marketing

Các vị trí then chốt trong phòng Marketing

Giám đốc Marketing

Đầu tiên, vị trí quan trọng nhất phải kể đến giám đốc marketing. Đây là vị trí đầu tàu quyết định mọi hoạt động, hiệu quả quảng bá với giám đốc doanh nghiệp. Ở nhiều công ty, giám đốc marketing còn kiêm luôn vị trí giám đốc thương hiệu. 

Ở vị trí này, bạn cần chịu trách nhiệm với các hoạt động sau:

  • Đưa ra định hướng marketing 
  • Đại diện doanh nghiệp phát ngôn
  • Đề xuất/ lên kế hoạch triển khai hoạt động marketing
  • Đào tạo nhân viên marketing cấp dưới
  • Chịu trách nhiệm mọi hoạt động/hiệu quả marketing với giám đốc.

Nhân viên quảng cáo

Vị trí này xuất hiện khi chiến dịch quảng cáo phải trả phí. Nhân viên quảng cáo phải nhạy bén với số liệu và nhạy bén để tìm ra phương thức quảng cáo đạt hiệu quả với chi phí hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Công việc của vị trí này là tìm kênh quảng bá sản phẩm, thương hiệu như: báo, đài, truyền thông. Lĩnh vực này tương đối rộng, tùy theo từng chiến lược khác nhau mà nhân viên quảng cáo sẽ lựa chọn hình thức quảng bá phù hợp.

Công việc chính của nhân viên quảng cáo bao gồm:

  • Quản lý, xây dựng các kênh quảng bá
  • Phụ trách vấn đề liên quan đến truyền thông
  • Quản lý bài đăng, hình ảnh liên quan đến thương hiệu sản phẩm/công ty
  • Nghiên cứu xu hướng thị trường để mua quảng cáo phù hợp

>> Xem thêm: 5 sai lầm tuyệt đối nên tránh để rời công ty trong hòa bình

Nhân viên SEO

Hiện nay, nhiều người sử dụng google làm công cụ tìm kiếm. Làm sao để đưa sản phẩm, doanh nghiệp bạn chiếm nhiều lượt tìm kiếm sẽ giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp của bạn nhiều hơn. Một nhân viên SEO chỉ hài lòng khi mục tiêu quảng bá của họ đạt TOP đầu tìm kiếm trên google. Để làm được điều đó, nhiều công ty sẵn sàng chi tiền để được đẩy tin lên đầu trang tìm kiếm. Nếu không, chuyên viên SEO có thể nghiên cứu từ khóa Hot nhất để chèn vào bài viết/ website của mình để kích lượt truy cập tự nhiên. 

Ví dụ: Bạn muốn quảng cáo balo đến người tiêu dùng. Làm sao để khách hàng tìm kiếm cụm từ “balo”, website bán hàng của bạn hiện lên Top đầu là thành công. 

Để làm tốt vị trí này, bạn cần nhạy bén và có khả năng phân tích để tìm ra quy luật của từ khóa. Công việc của SEO bao gồm:

  • Tối ưu chỉ số trên website
  • Nghiên cứu từ khóa
  • Xây dựng liên kết
  • Đánh giá và cải thiện website 

Lưu ngay các tin tuyển dụng vị trí đa dạng tại marketing agency tuyển dụng ngay hôm nay!

Các vị trí quan trọng trong phòng Marketing

Các vị trí quan trọng trong phòng Marketing

Nhân viên Content Marketing

Đi kèm với tốc độ phát triển của Internet, content marketing là một trong những hoạt động không thể thiếu để tiếp cận khách hàng. Đây là vị trí sáng tạo nội dung bài đăng để quảng bá đưa thương hiệu doanh nghiệp hoặc sản phẩm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.. Content marketing được áp dụng thông qua cách viết bài chuẩn SEO, chạy quảng cáo facebook/google,… để gia tăng lượt tìm kiếm. Một content marketing giỏi không những đem lại doanh thu, mà còn giúp tìm kiếm được khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Vị trí này cần làm những công việc như:

  • Lên kế hoạch phát triển nội dung website.
  • Tìm kiếm chiến lược SEO trên các kênh khác nhau
  • Chịu trách nhiệm biên tập nội dung trước khi đưa lên website để quảng bá
  • Nghiên cứu đối tượng doanh nghiệp hướng tới để viết bài quảng cáo phù hợp.

Nhân viên PR

Một trong những vị trí hấp dẫn trong phòng marketing phải kể đến nhân viên PR. Vậy PR là làm gì? Hay PR sản phẩm là gì

PR được hiểu là hoạt động giúp thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu đến sản phẩm hay doanh nghiệp muốn quảng bá. Đây là phương pháp giúp tiếp cận người tiêu dùng thông qua giao tiếp hay các hoạt động tiếp xúc trực tiếp nhằm lôi kéo sự quan tâm từ khách hàng mục tiêu. Để làm được điều đó, nhân viên PR thường tổ chức sự kiện, triển lãm, hội nghị khách hàng,… để thu hút sự quan tâm từ công chúng. 

Nhân viên PR thường làm các công việc sau: 

  • Xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm/ công ty
  • Giải quyết rắc rối liên quan đến hình ảnh công ty
  • Tổ chức sự kiện quảng bá
  • Cập nhật thông tin lên website tổ chức
  • Tìm nguồn tài trợ
  • Nghiên cứu thị trường

Graphic designer 

Để một chiến dịch quảng cáo thành công, bộ phận marketing cần phải có đội ngũ graphic designer chuyên nghiệp. Vậy graphic designer là gì?

Graphic designer còn được gọi là thiết kế đồ họa. Đây là nghệ thuật làm hài hòa hình ảnh và kiểu chữ để truyền tải thông điệp đến người xem. Chúng ta thường thấy những poster, hình ảnh ấn tượng trên đường phố, rạp chiếu phim hay tạp chí. Tất cả chúng đều nhằm mục đích đưa đến thông điệp hướng tới người tiêu dùng. Đây là ngành nghề thú vị dành riêng cho những bạn đam mê vi tính và thiết kế.

Công việc thường ngày của graphic designer thường là thiết kế ấn phẩm, bao bì, tạp chí dựa trên mục đích marketing.

Bộ phận Marketing có vị trí Graphic designer then chốt

Bộ phận Marketing có vị trí Graphic designer then chốt

Như đã phân tích trên, marketing đích thị là “miền đất hứa” dành cho nhiều bạn trẻ. Để chinh phục nghề nghiệp này, bạn có thể chọn khối thi A00, D07 hay chọn marketing khối C00. Chỉ cần có quyết tâm và yêu thích với nghề, tôi tin bạn sẽ sớm chọn được nghề nghiệp phù hợp với mình.

Nếu bạn đang tìm việc làm tại Vũng Tàu, những vị trí này có thể mang lại cơ hội phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy cơ hội Bình Dương tuyển dụng trong lĩnh vực này. Với những người quan tâm đến tuyển dụng Đà Nẵng, hiểu rõ các vị trí này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc ứng tuyển. Hãy không bỏ lỡ việc làm Đồng Nai hôm nayviệc làm ở Hà Nội để phát triển sự nghiệp. Cuối cùng, nếu bạn muốn tìm việc tại TPHCM, hãy cân nhắc các vị trí này trong chiến lược nghề nghiệp của mình.

>>> Bạn có thể quan tâm: Xu hướng 2d artist tuyển dụng đang tăng cao và được cập nhật mới nhất tại đây!

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers