adsads
BIM là gì
Lượt Xem 5 K

BIM là gì? 

BIM là gì? BIM là từ viết tắt của Building Information Modeling – có nghĩa là “xây dựng mô hình thông tin”. Đây là cụm từ để nói về ứng dụng tiên tiến được áp dụng trong ngành xây dựng và được sử dụng trong xuyên suốt quá trình thi công các dự án, từng bước thiết kế, thi công xây dựng cơ sở hạ tầng cho đến lúc dự án hoàn thành.

BIM sẽ được dựa trên các thiết kế 2D, 3D, nhưng sẽ cao cấp hơn nhiều so với các bản đơn thuần. Các mô hình này sẽ thể hiện thông tin cho mỗi chi tiết thiết kế và các thông số này thay đổi và được cập nhật trong quá trình phát triển xây dựng dự án.

Tóm lại, BIM chính là phần mềm giúp tạo nên mô hình ảo của dự án sắp được thi công và các thông số được quan sát và thay đổi phù hợp với thực tế.

BIM là gì

Xem thêm :

Sự hình thành và phát triển của BIM

Như vậy chúng ta đã hiểu rõ hơn về BIM là gì? Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của ứng dụng này. Trước đây, chúng ta đã trải qua các thời kỳ bản vẽ giấy do các kiến trúc sư thực hiện vẽ tay cho đến CAD với bảng vẽ điện tử với độ chính xác cao và dễ điều chỉnh hơn.

Cùng với sự phát triển của công nghệ hóa, BIM cũng đã được phát minh và ra đời nhằm giúp việc thiết kế xây dựng dễ dàng hơn. Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển các phần cứng và đồ họa máy tính, mô hình CAD – 3D được ra đời giúp mô phỏng công trình một cách chi tiết nhất bằng hình họa 3D có độ chính xác cao.

Quá trình phát triển công nghệ, BIM đã được hình thành để mô phỏng các mô hình ảo có đầy đủ các thông số cần thiết nhằm hỗ trợ cho dự án xây dựng.

Theo Viện kiến trúc Hoa Kỳ thì BIM được phát triển và đưa ra sử dụng rộng rãi bởi công ty Autodesk. Đây được biết đến là một công ty chuyên cung cấp các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp. Phần mềm cho phép thiết lập chính xác các thông tin cũng như hỗ trợ thi công dự án nhanh hơn và tiết kiệm chi phí cho công trình thông qua việc hệ thống số hóa các chi tiết trong thiết kế.

Ứng dụng BIM đang dần trở thành xu hướng và tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ứng dụng được chính phủ Việt Nam đưa vào sử dụng nhằm tạo ra cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành xây dựng.

Sự hình thành và phát triển của BIM

Những loại mô hình BIM hiện nay

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, kéo theo sự phát triển của BIM đã cho ra đời  nhiều loại mô hình BIM với nhiều phiên bản khác nhau, ngoài mô hình cơ bản thường được sử dụng trong suốt vòng đời công trình là BIM 3D. Dưới đây là những loại mô hình BIM hiện nay:

  • 4D BIM: Đây là mô hình cho phép nhà thầu có thể tính toán cũng như kiểm soát tiến độ thi công của công trình và quản lý các nguồn cung và nhân lực trong quá trình thi công.
  • 5D BIM: Mô hình này được lập nhằm dự toán các khoản chi phí cũng như kiểm soát nguồn vốn được đầu tư cho mỗi công trình.
  • 6D BIM: Phát triển dựa trên mô hình 5D BIM, được phát triển thêm kiểm soát yếu tố năng lượng trong và ngoài công trình. được các nhà thiết kế dùng để kiểm soát các chỉ số ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng của từng công trình.
  • 7D BIM: Phiên bản này được tích hợp các thông tin về các thiết bị được sử dụng để thi công bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình vận chuyển công trình sau thi công.

Hiện nay, có rất nhiều nước ứng dụng thành công các mô hình 6D BIM hoặc 7D BIM để xây dựng các dự án. Tuy nhiên, để sử dụng các phần mềm này, họ cần trải qua nhiều bước và cần đi từ 3D BIM.

Tại sao cần dùng BIM trong xây dựng?

Sở dĩ cần sử dụng BIM trong xây dựng, bởi công nghệ ngày càng thay đổi, các tòa nhà và cơ sở hạ tầng được thiết kế và xây dựng vận hành. Đặc biệt, nó giúp cải thiện quá trình làm việc, hiệu suất thiết kế cũng như vận hành trong suốt vòng đời của các công trình. Về cơ bản có thể coi đây là mô hình 3FD ảo của tòa nhà với đầy đủ các thành phần: gạch, vữa, ánh sáng, nội thật,..đều sẽ được quy định cụ thể trong mô hình BIM.

Tất cả cá nhân, tổ chức cộng tác trong việc thiết kế và xây dựng công trình đều có thể sử dụng những dữ liệu trong mô hình BIM. Thông quá đó, có thể phân tích được giá, năng lượng, thời gian xây dựng và phương pháp xây dựng, bảo trì công trình.

Quá trình làm việc sẽ dựa trên quá trình làm việc từ lúc phát thảo cho đến lúc công trình được hoàn thiện. Đây cũng chính là lý do BIM được xem là “Quản lý thông tin công trình”.

Quy trình thiết kế 2D hiện tại đã trở nên lỗi thời so với BIM. Cách làm cũ việc chuyển giao thông tin bất tiện hơn, mỗi một chỉnh sửa ảnh hưởng rất nhiều bản vẽ khác, trong khi tất cả đều chỉnh sửa một cách thủ công. Các dữ liệu không có sự đồng nhất và tự động nên việc cập nhật và bổ sung vô cùng khó khăn, đặc biệt là các xung đột công trình. Việc dẫn đến sai sót và trễ tiến độ cực kỳ lớn.

Tại sao cần dùng BIM trong xây dựng?

Khám phá thêm mô hình Scrum là gì và cách ứng dụng hiệu quả.

Ưu – nhược điểm của mô hình BIM là gì? 

Mang đến nhiều lợi ích và sự tiện lợi là thế, nhưng bất cứ ứng dụng nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của BIM mà bạn cần biết:

  • Tạo các thiết kế mô hình trực quan: Các dự án đều được hệ số hoá đến từ những chi tiết nhỏ nhất dựa trên thực tế. Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng xem được các phần dự án đến từng chi tiết.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: BIM sẽ giúp các khâu tính toán chi phí các phần dự án chính xác, rõ ràng và chi tiết hơn. Nhà đầu tư sẽ có cái nhìn trực diện và khách quan hơn với khoản chi phí đã bỏ ra để đầu tư dự án.
  • Tạo ra kết nối: Tất cả phòng ban từ thiết kế, xây dựng, kết cấu, dự đoán,…đều cùng làm việc trên một mô hình, mọi thông tin luôn cập nhật tạo ra luồng thông tin xuyên suốt. Điều này giúp các phòng ban được gắn kết chặt chẽ hơn trong quá trình làm việc.
  • Giảm thiểu rủi ro: Phần mềm BIM hỗ trợ người dùng phát hiện các rủi ro trong quá trình mô phỏng và thi công, hạn chế tối đã các rủi ro có thể xảy ra.

Nhược điểm 

  • Bài toán đầu tư: Với những doanh nghiệp chuyển từ sử dụng mô hình 2D cũ sang mô hình BIM mới thì cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, khoản chi phí để mua bản quyền phần mềm, thuê các chuyên gia tư vấn cũng như triển khai, quy trình đào tạo nhân viên sử dụng thành thạo các ứng dụng mới và nâng cấp các hệ thống máy tính để phù hợp với BIM.
  • Sự quan trọng của bước đầu tiên: Để sử dụng BIM thành công trong các dự án, thì bước đầu tiên các bên liên quan cần có sự gắn kết và hợp tác ăn ý để xây dựng một mô hình chuẩn.

Tìm hiểu KPI là gì? Cách xây dựng và chạy KPI hiệu quả.

Ưu - nhược điểm của mô hình BIM là gì? 

Vai trò của BIM thể hiện ra trong trong thiết kế xây dựng 

BIM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế xây dựng, bắt đầu từ khâu lên ý tưởng, thiết kế cho đến khi thi công và vận hành công trình.

Bên cạnh đó, BIM còn có vai trò trong việc bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện, khí đốt, xử lý nước thải, hệ thống đường giao thông,… BIM đã được chứng minh những lợi ích qua một số chỉ tiêu:

  • Giảm đến 40% các yêu cầu thay đổi trong thiết kế
  • Sai lệch quyết toán với dự toán thực tế chỉ +/-3%
  • Tiết kiệm đến 80% thời gian lập dự toán
  • Giảm 10% chi phí công trình.

Cập nhật thêm về phần mềm doanh nghiệp ERP quản lý hiệu quả tại đây.

Vai trò của BIM thể hiện ra trong trong thiết kế xây dựng 

Ứng dụng của BIM trong xây dựng

BIM sẽ được áp dụng cho tất cả các giai đoạn xây dựng từ hình thành ý tưởng thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng công trình. Các bên liên quan đều sẽ sử dụng mô hình thông tin công trình BIM như chủ đầu tư, thiết kế kiến trúc, cấu trúc, nhà thầu chính, xưởng chế tạo và quản lý cơ sở hạ tầng.

  • Theo quyết định số 2500/QĐ-TTG ngày 22/12/2016, Chính phủ đã phê duyệt sử dụng BIM trong các đề án nghiên cứu lộ trình trong xây dựng.
  • Theo quyết định 203/QĐ-BXD ngày 21/03/2017 của Bộ Xây Dựng, thành lập Ban Chỉ Đạo để thực hiện Đề án áp dụng BIM – Mô hình thông tin công trình trong xây dựng và quản lý công trình còn được gọi là Ban Chỉ đạo BIM.

Theo các thông tin, nước ta đang trong quá trình tiến hành đưa ra quyết định bắt buộc sử dụng BIM trong lĩnh vực xây dựng. Các doanh nghiệp và nhà thầu sẽ chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng cho quyết định của chính phủ.

Như vậy, qua bài viết chúng ta đã nắm rõ hơn về BIM là gì. Đây thực chất là một ứng dụng phức tạp nhưng mang lại cực nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, khi ứng dụng BIM trong xây dựng dự án, doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu kỹ càng về các bước thực hiện để có những triển khai xây dựng công trình thành công.

>>> Mời bạn đón đọc thêm các bài viết hay sau:

  • Chứng chỉ IC3 là gì? Hiểu về chứng chỉ kỹ năng công nghệ cơ bản
  • ICT là gì? Công nghệ thông tin và truyền thông – vai trò
  • Event là gì? Khám phá khái niệm và các loại sự kiện
  • Nghề IT như thế nào? Tư duy và hành trình dấn thân vào ngành công nghệ thông tin
  • YOY là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số tăng trưởng hàng năm
  • Magento là gì? Tìm hiểu nền tảng thương mại điện tử hàng đầu
  • Executive là gì? Vai trò và trách nhiệm của một nhà điều hành
  • CGI là gì? Giải thích về công nghệ hình ảnh máy tính
  • Cameo là gì? Giải thích về các vai diễn khách mời trong phim

 

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan
lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn là một lĩnh vực có triển vọng rộng mở cho...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn mang tính chiến lược cao, đặc biệt là...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo hiểm là bước quan trọng để khắc phục hậu quả....

lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng các mức lương phù hợp, được thỏa thuận trong hợp...

Bài Viết Liên Quan
lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo...

lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers