• .
adsads
Aug 18 1 T
Lượt Xem 21 K

Để tìm hiểu rõ hơn về tính cách của ứng viên, nhà tuyển dụng thường sẽ dùng những “câu hỏi xoáy” trong buổi phỏng vấn xin việc. Làm sao để bạn vượt qua thử thách này và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn tiếp theo của mình với bộ 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ý cách trả lời từ các chuyên gia nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm phỏng vấn được HR Insider tổng hợp lại trong bài viết sau đây nhé!

11. Vì sao tôi nên tuyển dụng bạn?

Để xác định ứng viên có phù hợp với công việc và văn hóa của công ty hay không, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng câu hỏi này.Và phương pháp tốt nhất để trả lời câu hỏi phỏng vấn này là đi thẳng vào vấn đề, nhấn mạnh đến việc bạn đã tìm hiểu vị trí này ra sao và ưu điểm tính cách của bản thân phù hợp như thế nào. Bạn đừng quên đề cập đến ít nhất một kỹ năng mềm bên cạnh tính cách, có liên quan đến công việc, để nhà tuyển dụng có nhiều hơn một khía cạnh đánh giá năng lực của bạn.

Tránh những câu trả lời mang tính chung chung, dài dòng nhưng không thể hiện rõ quan điểm cá nhân như “Tôi không chắc rằng ưu điểm này có phù hợp với công việc không…”

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?”

12. Tại sao bạn rời bỏ công việc cũ?

Để có một nhận định rõ ràng hơn về tính cách và năng lực của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng câu hỏi này. Vì thế, bạn cần phải có một câu trả lời thật ngắn gọn, rõ ràng và mang tính tích cực. Có nghĩa bạn nên tránh những lý do nghỉ việc như do cấp trên, đồng nghiệp hay môi trường, văn hóa công ty và tập trung chia sẻ về các dự định phát triển sự nghiệp cá nhân.

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi: “Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”

 

13. Khả năng quản lý/ lãnh đạo của bạn?

Ở một số vị trí như trưởng nhóm, cấp quản lý, nhà tuyển dụng sẽ dùng câu hỏi này để đánh giá tính cách và kỹ năng của ứng viên có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không. Vì thế, bạn đừng vội khẳng định mình có hay không yếu tố lãnh đạo, quản lý nhân sự mà hãy xác định đâu là điều mà nhà tuyển dụng hướng tới. Và theo kinh nghiệm phỏng vấn từ các chuyên gia nhân sự, để trả lời câu hỏi này, bạn có thể thực hiện theo 3 bước sau:

1. Xác định đối với bản thân, định nghĩa “quản lý tốt” là như thế nào

2. Chia sẻ những nỗ lực của bản thân để đáp ứng định nghĩa đã đưa ra

3. Nêu một hoặc hai ví dụ thực tế về vấn đề quản lý/ lãnh đạo mà bản thân từng trải qua

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Phong cách lãnh đạo của bạn là gì?”

14. Bạn nghĩ bản thân cần cải thiện điều gì?

Nhà tuyển dụng sẽ dùng câu hỏi này trong buổi phỏng vấn xin việc với ứng viên để đánh giá 2 điều, gồm: khả năng ý thức về nhược điểm của ứng viên và sự cầu tiến. Để trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất, bạn cần đưa ra quan điểm rõ ràng của bản thân về ưu nhược điểm của mình và kế hoạch cụ thể để thay đổi. Vì đây là câu hỏi để đánh giá tính cách của ứng viên, bạn cần phải cẩn trọng đưa ra câu trả lời, không nên đưa ra quá nhiều điểm yếu của bản thân. Và tuyệt đối, đừng nói những câu trả lời chung chung như: “Tôi cảm thấy bản thân mình không có điều gì cần cải thiện..”
Để cân bằng câu trả lời, bạn nên đề cập đến một nhược điểm của bản thân mà bạn sẽ đã và đang cải thiện trong thời gian này và một ưu điểm của bản thân mà bạn dự tính sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn. Một câu chuyện, trải nghiệm chân thật giúp bạn nhận ra và mong muốn cải thiện bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

 

15. Theo bạn thành công có nghĩa là gì?

Đừng trả lời một cách máy móc như những định nghĩa thành công mà bạn tìm được trên Google. Hãy chia sẻ chân thành với nhà tuyển dụng về quan điểm của bạn về thành công và cách bạn nỗ lực để đạt được điều đó. Vì đây là một câu hỏi để đánh giá tính chân thật ở một ứng viên, nên dù câu trả lời của bạn có khác biệt đến đâu cũng không quan trọng bằng chia sẻ chân thành của mình.

 

16. Bạn có làm việc tốt khi bị áp lực không?

Đây được xem là câu hỏi kinh điển mà hầu hết nhà tuyển dụng chọn để hỏi ứng viên trong buổi phỏng vấn. Để trả lời câu hỏi này tốt nhất, bạn có thể thực hiện theo 2 bước sau:

1. Xác định giới hạn của bản thân trước những thách thức: Hãy chia sẻ những vấn đề trong công việc có thể khiến bạn cảm thấy áp lực thay vì khẳng định rằng: “Tôi không khi nào gặp phải áp lực vì công việc”. Việc chia sẻ thẳng thắn về vấn đề sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan hơn về tính cách cũng như khả năng chịu trách nhiệm trong công việc của bạn.

2. Chia sẻ trải nghiệm của bạn khi gặp áp lực trong công việc và cách vượt qua: Một câu chuyện chân thật và những hành động thiết thực của bạn trong thời điểm khó khăn sẽ giúp bạn ghi điểm hơn là những lời hứa hẹn.

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc: “Bạn thường bị stress trong trường hợp nào?”

17. Bạn biết gì về vị trí bạn đang phỏng vấn?

Kinh nghiệm phỏng vấn cho thấy, phương pháp tốt nhất để trả lời câu hỏi này là bạn phải tìm hiểu về công ty, vị trí đã ứng tuyển trước khi bước vào buổi phỏng vấn xin việc. Và đừng quên tận dụng những tìm hiểu của mình để đặt câu hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng nhé! Đây cũng là một cách giúp bạn đánh giá được đây có phải là nơi phù hợp với bản thân hay không.

 

18. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất?

Ở câu hỏi này, bạn hãy chia sẻ chân thật những gì bản thân nghĩ dựa trên kinh nghiệm làm việc. Và một câu chuyện kể về trải nghiệm của bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong câu hỏi này.

 

19. Hãy mô tả về tính cách của mình?

Khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến tính cách của bạn mà còn để đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Vì thế, bạn có thể dựa trên kinh nghiệm làm việc của bản thân để xác định đâu là tính cách phù hợp với công việc và chia sẻ điều đó với nhà tuyển dụng.

Ở câu hỏi này, các bạn có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều và có phần hơi khoe khoang về thế mạnh của bản thân. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn đấy! Hãy nói vừa đủ, tập trung vào các vấn đề chuyên môn, công việc và nếu có chia sẻ về thế mạnh, hãy đưa ra các số liệu chứng minh cụ thể trong buổi phỏng vấn xin việc nhé!

>>> Xem thêm: Bí quyết để trả lời câu hỏi “Bạn là người thế nào?” khi phỏng vấn xin việc

 

20. Bạn xử lý một tình huống khó khăn như thế nào?

Không có câu trả lời nào hay hơn việc chia sẻ một trải nghiệm mà bạn đã từng có khi gặp khó khăn trong công việc. Cách mà bạn xử lý vấn đề hay thậm chí là cách bạn rút ra được kinh nghiệm từ lần thất bại khi xử lý vấn đề, hãy chia sẻ thật rõ ràng với nhà tuyển dụng. Và chắc chắn không ai có thể từ chối một ứng viên với tính cách cầu tiến, biết rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân.

>>> Xem thêm: 7 câu hỏi “cấm kỵ” cần tránh đề cập trong buổi phỏng vấn

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers