• .
adsads
Aug 5 1200 x 900 T
Lượt Xem 75 K

“Chuẩn bị sẵn sàng” luôn là cách tốt nhất để trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng. Hy vọng với danh sách 30 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và gợi ý cách trả lời từ HR Insider sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi gặp gỡ nhà tuyển dụng của mình nhé!

1. Câu hỏi phỏng vấn tự giới thiệu về bản thân

Hầu hết nhà tuyển dụng đều dùng câu hỏi này để bắt đầu câu chuyện với ứng viên. Lúc này, tùy thuộc vào câu trả lời của ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá đây có phải là một ứng viên phù hợp hay không và đưa ra các câu hỏi tiếp theo để đánh giá kỹ năng, tính cách và kinh nghiệm làm việc.

Để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn cần đưa ra khái quát những thông tin về cá nhân có liên quan, hữu ích cho vị trí mà mình ứng tuyển như: công việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp,… Bạn nên cân nhắc giới thiệu bản thân theo trình tự thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như gói gọn trong tối đa 2 phút. Chia sẻ ngắn về sở thích, tính cách cũng là một cách thu hút nhà tuyển dụng, tuy nhiên cũng không nên nói quá nhiều về những vấn đề này với nhà tuyển dụng.

>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi giới thiệu về bản thân trong buổi phỏng vấn

2. Thế mạnh của bạn là gì?

Để biết bạn có phải là một ứng viên phù hợp với công việc hay không, nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu này. Và thay vì tập trung nhiều về số lượng với những mỹ từ mô tả bản thân, bạn hãy chọn lọc 2 – 3 điểm nổi bật của mình, có liên quan đến công việc để giới thiệu cùng với một vài ví dụ cụ thể. Những câu chuyện, trải nghiệm chân thật của ứng viên sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn bất cứ lời hoa mỹ nào.

Và để biết đâu là những điểm nổi bật của bản thân, phù hợp với công việc đã ứng tuyển, bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

>>> Xem thêm: 3 chiến thuật thông minh giúp trả lời câu hỏi phỏng vấn: Thế mạnh của bạn là gì? 

3. Điểm yếu của bạn là gì?

Điều mà nhà tuyển dụng mong chờ khi hỏi câu này chính là khả năng tự ý thức và tính trung thực của ứng viên. Vì thế, thay vì trả lời những câu hỏi như: “Tôi không có điểm yếu nào”, bạn hãy lựa chọn 1 – 2 vấn đề mà bản thân thật sự chưa tốt để chia sẻ. Và đừng chỉ dừng lại ở việc nói về điểm yếu của bản thân mà hãy chia sẻ thêm về cách bạn sẽ cải thiện nó trong tương lai.

Chẳng hạn như, điểm yếu của bạn là rất ngại khi phải nói chuyện trước đám đông, vì thế trong thời gian gần đây bạn đã tham gia một vài câu lạc bộ nhỏ với vai trò một người chia sẻ để khắc phục khả năng của mình.

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi: Điểm yếu của bạn là gì? 

4. Mục tiêu của bạn là gì?

Với câu hỏi này, bạn cần chia rõ ràng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Với mục tiêu ngắn hạn, hãy nói rằng bạn mong muốn tìm được một công việc có thể khiến bạn phát huy tối đa thế mạnh và kinh nghiệm đang có. Bên cạnh đó, bạn cũng mong muốn được đóng góp công sức vào sự phát triển của công ty.

Với mục tiêu dài hạn, bạn cần có cái nhìn rộng hơn. Có thể đó là trở thành mẫu người mà bạn muốn hướng tới hoặc bạn muốn tạo nên sự khác biệt trong sự nghiệp của mình và làm những điều khiến bản thân, gia đình tự hào…

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Định hướng nghề nghiệp của bạn trong 3 năm tới?”

5. Bạn có yêu cầu gì về mức lương?

Khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn xin việc này, nhà tuyển dụng thường có 3 lý do sau:

  • Công ty đã có ngân sách cho vị trí này và muốn tìm hiểu về kỳ vọng của ứng viên. 

Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào chia sẻ của ứng viên và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để đưa ra một con số phù hợp. Nếu thấy hầu hết ứng viên đều đưa ra một con số cao hơn ngân sách của công ty, nhà tuyển dụng có thể sẽ phải suy nghĩ về khoảng ngân sách mới cho vị trí này.

  • Đánh giá mức độ nhận biết về giá trị của ứng viên đối với chính mình.

Một ứng viên hiểu rõ bản thân đáng giá bao nhiêu trên thị trường và tự tin nói về nó luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

  • Đánh giá mức độ kinh nghiệm của ứng viên. 

Dựa trên con số mà ứng viên đưa ra, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào kinh nghiệm và khả năng làm việc của họ đối với các ứng viên còn lại.

Chiến lược để trả lời câu hỏi này chính là tìm hiểu về mức lương thị trường cho vị trí bản thân ứng tuyển và đưa ra một khoản lương thay vì một con số cụ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi thêm về các chế độ đãi ngộ của công ty để cân nhắc về mức độ hợp lý của mức lương nhà tuyển dụng đề xuất.

>>> Xem thêm: Bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn: Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu? 

6. Bạn có thể cho chúng tôi những gì mà người khác không thể?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn xin việc kép của nhà tuyển dụng nhằm xác định được 2 điều từ ứng viên: thế mạnh và sự phù hợp của ứng viên với vị trí mà họ tuyển dụng. Phương thức tốt nhất để trả lời câu hỏi này là “be yourself”. Nghĩa là bạn hãy thẳng thắn chia sẻ về ưu điểm hoặc kinh nghiệm, những kiến thức mà bạn có phù hợp với vị trí mà bản thân ứng tuyển.

Đừng nói vòng vo hay chia sẻ những vấn đề quá cao siêu, khó thực hiện, hãy tập trung vào những vấn đề nhỏ, thiết yếu và có thể thực hiện được ở mọi thời điểm. Nếu không cảm thấy tự tin về câu trả lời của mình, bạn có thể tham khảo bảng mô tả công việc để tìm ra đâu là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm.

>>> Xem thêm: Câu trả lời thông minh cho 3 câu hỏi phỏng vấn xin việc rập khuôn

7. Một thành tựu mà bạn tự hào nhất

Một trong những cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là áp dụng phương pháp STAR: Tình huống – Nhiệm vụ – Hành động – Kết quả. Chia sẻ về vấn đề bạn gặp phải, vai trò của bạn và những thành quả mà bạn đạt được sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những cố gắng, nỗ lực mà bạn đã bỏ ra.

>>> Xem thêm: Trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc: Thành tựu nào khiến bạn tự hào nhất?

8. Bạn biết điều gì về công ty chúng tôi?

Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự cho nhà tuyển dụng thấy sự quan tâm, nhiệt huyết với công ty. Vì thế đừng dại dột nói những câu như: “Tôi không biết gì cả, anh/ chị có thể chia sẻ thêm không?” Hãy là người chủ động tìm hiểu thông tin về công ty trước buổi phỏng vấn, liệt kê những điều bản thân còn thắc mắc trong công việc lẫn cả văn hóa công ty để có thể trao đổi thêm với nhà tuyển dụng.

Việc tìm hiểu trước về công ty cũng giúp bạn có thể nhiều thông tin để so sánh, đối chiếu và biết được đâu là nơi phù hợp với bản thân trong trường hợp nhận được nhiều lời đề nghị làm việc khác nhau.

 

9. Làm thế nào bạn biết đến vị trí này?

Đối với ứng viên đây là một câu hỏi hết sức vô nghĩa. Nhưng đối với nhà tuyển dụng, câu hỏi này sẽ giúp họ đánh giá được khả năng giao tiếp và độ nhạy bén của ứng viên. Đừng chỉ trả lời là bạn nghe người thân, bạn bè giới thiệu hay thông qua một website tìm việc trực tuyến mà hãy chia sẻ đến sự hứng thú của bản thân khi đọc được bản mô tả công việc hay văn hóa công ty.

 

10. Sau bao lâu bạn sẽ mang đến thành quả cho công ty?

Chiến lược tốt nhất để trả lời câu hỏi phỏng vấn này chính là đừng tập trung hứa hẹn đến những kế hoạch dài hạn hoặc quá khó thực hiện. Bạn có thể chia nhỏ thời gian như trong 2 tuần đầu bạn sẽ làm gì, 2 tuần tiếp theo sẽ ra sao,… Tùy vào khả năng và vị trí công việc mà bạn lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này và nhấn mạnh đến những cố gắng để mang về lợi ích cao nhất cho công ty.

(Còn tiếp)

>>> Xem thêm: Đừng bao giờ nói 11 điều này trong buổi phỏng vấn xin việc

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers