• .
adsads
2 1200x900
Lượt Xem 2 K

Nếu đứng trên lập trường của doanh nghiệp hay người quản lý, họ không muốn nhân viên của mình nhận thêm việc sau giờ làm việc là do sợ khối lượng công việc quá tải ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân viên, tồi tệ hơn sẽ ảnh hưởng tới cả hiệu suất để hoàn thành công việc chính. Ngoài ra, họ còn lo lắng vấn đề bảo mật trong công việc như bí mật kinh doanh của công ty. Điều này cũng không thể trách doanh nghiệp, bởi cũng có rất nhiều trường hợp bí mật kinh doanh được tiết lộ bởi chính nhân viên của mình nên việc họ lo lắng cũng là chuyện hiển nhiên. Vậy, người lao động bị cấm làm thêm công việc khác sau giờ làm có đúng không?

Theo Pháp luật 

Trước tiên để kết luận việc làm thêm công việc khác sau giờ làm việc là sai, cần phải xét trên Luật lao động. Dựa vào quy định tại Điều 5 Luật Lao động 2019, người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc miễn không trái với quy định của pháp luật. Vậy nên, ta có thể thấy được người lao động được quyền làm thêm công việc khác ngoài công việc chính, nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng tới kết quả của công việc chính.

Tuy nhiên, công ty vẫn có quyền cấm người lao động làm thêm việc khác khi cả hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động, căn cứ vào Điều 23 Luật lao động 2019. Vậy nên, người lao động căn cứ vào quy định trong hợp đồng lao động để biết mình có thể thêm các công việc khác hay không. Nếu như hợp đồng lao động không có điều khoản quy định về việc không được phép nhận việc khác ngoài công việc chính thì công ty không có quyền trong việc cấm và không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đặc biệt, khi người sử dụng lao động – tức là doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Lao động 2019.

Tại sao sếp không thích nhân viên nhận thêm công việc khác?

Sau khi tìm hiểu về pháp luật, ta có thể biết được người sử dụng lao động không có quyền cấm người lao động nhận thêm công việc khác ngoài công việc chính, trừ khi có điều khoản quy định về việc cấm nhận thêm công việc trong hợp đồng lao động. Tất nhiên, chúng ta cũng cần đứng ở góc độ của sếp, ta cũng có thể hiểu được lý do tại sao sếp không muốn nhân viên đi làm thêm ngoài giờ.

Thứ nhất, công việc làm thêm có thể nguyên nhân khiến nhân viên không thể tập trung vào công việc chính, người lao động có thể bị xao nhãng, mất tập trung vào những nhiệm vụ. Sếp luôn mong nhân viên của mình cống hiến hết mình cho công việc, chưa kể một số công việc có yêu cầu về thời gian và trí tuệ của nhân viên. Dù bạn có thể sắp xếp công việc một cách thật tốt, nhưng vẫn không thể đảm bảo cho việc bạn có tận tâm với công việc chính hay không. Do đó, cũng có khá nhiều sếp sẵn sàng tăng lương cho nhân viên hay các khoản tiền thưởng nhằm khuyến khích nhân viên tập trung vào công việc.

Thứ hai, khó ai có thể tập trung toàn bộ năng lượng vào công việc, nếu như bạn không biết cách lên kế hoạch, sắp xếp thời gian hợp lý thì công việc ngoài giờ sẽ khiến bạn kiệt sức và ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng kết quả của cả hai công việc. Không chỉ bị “burn out”, nhân viên có thể bị mệt mỏi vì ôm đồm quá nhiều công việc một lúc, tinh thần luôn uể oải, sức khỏe ngày càng sa sút.

Cuối cùng, công việc làm thêm có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn công việc chính nhưng điều này lại là điểm khiến sếp không hài lòng với bạn. Thậm chí, khi biết được nhân viên mình tin tưởng có một công việc riêng, họ có thể rút lại kế hoạch phát triển sự nghiệp với nhân viên này, thay vào đó, họ sẽ tìm cách khuyên nhân viên tiến tới công việc thêm ngoài giờ kia. Bên cạnh đó, sếp có thể cho rằng nhân viên đó là không đáng tin cậy, sếp không tin tưởng vào mức độ gắn bó của họ ở công ty, doanh nghiệp đang làm việc vì nhân viên mải mê làm thêm mà bỏ qua công việc chính. 

Xem thêm: Cách “tồn tại” trong văn phòng mở cho người hướng nội

Làm thế nào nếu như sếp biết được nhân viên làm thêm?

Tuy doanh nghiệp, tổ chức không có quy định về vấn đề việc làm thêm của nhân viên nhưng điều bạn cần biết đó chính là có thể sếp không hài lòng về tin tức nhân viên của mình làm thêm ngoài giờ. Sẽ không vui vẻ gì nếu như bản thân lại trở thành nhân viên bị sếp ghim, vì vậy bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để cải thiện tình hình này:

  • Ưu tiên công việc chính: Bạn nên dành hết thời gian, công sức để hoàn thành công việc hiện tại một cách nghiêm túc trong thời gian làm việc tại công ty, hãy giao cho sếp đúng ngày. Cùng với đó, bạn không được làm cẩu thả, bạn cần đảm bảo cả thái độ làm việc của mình phải chuẩn chỉnh, nếp nếp. Để đảm bảo với sếp rằng bạn sẽ không để công việc phụ ảnh hưởng tới công việc chính.
  • Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và công việc: Bạn tập trung vào việc hoàn thành tốt các công việc là điều tốt, nhưng nếu bạn dành toàn bộ thời gian cho công việc, cơ thể của bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đầu óc của bạn sẽ cạn kiệt ý tưởng, những nhiệt huyết lúc đầu sẽ ngày càng bị mài mòn. Không chỉ thế, bạn còn có thể bỏ lỡ thời gian dành cho bản thân, gia đình và bạn bè. Vì thế, hãy đảm bảo được việc bạn cân bằng được cuộc sống riêng tư và công việc, chỉ có vậy, bạn mới được đánh giá là nhân viên tốt. 
  • Trao đổi với sếp về tiền lương: Hầu hết nhân viên làm thêm việc đều có nguyện vọng gia tăng thu nhập, nhưng nếu như làm thêm việc cũng không thể giúp bạn tăng thêm thu nhập, bạn còn mất thời gian và sức khỏe. Điều này bạn cần phải suy xét, có một biện pháp bạn có thể xét tới, đó là trao đổi với sếp về vấn đề này. Sếp sẽ cân nhắc để điều chỉnh mức lương để bạn có thể tập trung vào công việc tốt hơn.

Làm thế nào nếu như sếp biết được nhân viên làm thêm?

  • Nếu bạn đang muốn tìm một công việc ngoài giờ ở TPHCM, bạn có thể cân nhắc các việc làm bán thời gian TPHCM để vừa kiếm thêm thu nhập vừa bổ sung kỹ năng.
  • Bạn cũng có thể tìm hiểu về các vị trí kiểm tra quy trình tại các khu vực khác như checker Bắc Ninh hoặc checker Hải Dương, thường yêu cầu thời gian làm việc linh hoạt.
  • Những ai quan tâm đến lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể tham khảo cơ hội làm nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, một công việc có thể thực hiện ngoài giờ hoặc theo ca kíp.
  • Nếu bạn có kỹ năng đào tạo và mong muốn chia sẻ kiến thức sau giờ làm, hãy cân nhắc ứng tuyển các vị trí tuyển dụng chuyên viên đào tạo.
  • Bạn có thể xem xét các công việc liên quan đến pháp lý như tuyển dụng pháp chế, vì đây cũng là một lĩnh vực có thể làm việc theo dự án hoặc ngoài giờ.
  • Những ai đam mê sáng tạo nội dung và quản lý truyền thông có thể thử sức với các vị trí tuyển dụng truyền thông, thường có các cơ hội làm việc bán thời gian hoặc tự do.
  • Nếu bạn yêu thích nhân sự và muốn làm thêm ngoài giờ trong lĩnh vực này, hãy tham khảo các vị trí tuyển dụng chuyên viên tuyển dụng để tìm cơ hội phù hợp với thời gian của bạn.

Các công việc bán thời gian có thể giúp bạn tận dụng thời gian sau giờ làm một cách hợp lý mà không vi phạm quy định của công ty.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers