adsads
Untitled design 3
Lượt Xem 4 K

Trong những trường hợp nhất định, một lời nói dối vô hại lại là công cụ giúp dân văn phòng ghi điểm trong mắt sếp cũng như các đồng nghiệp. Đây là cách ứng xử khéo léo và khôn ngoan mà bạn cần phải biết để tạo thêm cơ hội tốt cho sự nghiệp thăng tiến của mình. Vì vậy, bạn hãy tham khảo những lời nói dối cực cần thiết chốn công sở dưới đây nhé.

 

1. “Tôi đã học được rất nhiều từ vị sếp cũ”

Có thể không ai trong công ty biết người sếp cũ đối xử tốt với bạn ra sao, tuy nhiên, dù sự thật không như bạn mong muốn, bạn không nên chỉ trích và nói tiêu cực về họ. Thay vào đó, hãy cư xử khéo léo hơn bằng cách thể hiện sự nể trọng và biết ơn của mình dành cho vị sếp đó. Đây là lời nói dối hoàn toàn vô hại nhưng lại mang đến tác động tích cực cho bạn. Không một người sếp hay đồng nghiệp nào muốn hợp tác với những ai thiếu tôn trọng và bày tỏ sự khó chịu gay gắt đối với sếp hay đồng nghiệp cũ, vì vậy bạn không nên để những lời nói thật và cảm xúc thật không dung thời điểm đó khiến bạn bị đánh giá thấp bởi Sếp và đồng nghiệp hiện tại.

 

2. “Đây là lỗi của tôi”

Dân văn phòng và những lời nói dối cực cần thiết chốn công sở

Trong văn hóa ứng xử công sở, điều tối kỵ là khi bạn đổ lỗi và công kích một người đồng nghiệp khác khi đứng trước lời khiển trách của sếp. Mặc dù bạn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự việc này, tuy nhiên, bạn cần uyển chuyển và linh hoạt hơn trong cách giao tiếp bằng cách nhận một phần trách nhiệm về mình – điều này vô cùng cần thiết trong một vài trường hợp. Với lời nói dối vô hại này, bạn đã thể hiện thiện chí của mình trước hoàn cảnh, chính vì điều này, sếp và đồng nghiệp sẽ tôn trọng và đánh giá cao bạn hơn.

 

3. “Tôi sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp của mình”

Trên thực tế công việc, mỗi ngày bạn đã phải có quá nhiều thứ để phải làm, vì vậy gánh thêm công viêc của một đồng nghiệp khác hẳn bạn sẽ không thoải mái và vui vẻ. Tuy nhiên, nếu bạn thể hiện sự không sẵn lòng đó quá rõ ràng và gay gắt, chắc chắn tất cả những đồng nghiệp xung quanh kể cả sếp, sẽ vô cùng thất vọng về bạn. Thay vì thể hiện cảm xúc quá thật, trong trường hợp này bạn nên sử dụng lời nói dối vô hại nhưng cực cần thiết trong môi trường làm việc công ty. Nhưng đừng quên rằng, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải nếu không bạn sẽ là mục tiêu cho những người khác lợi dụng và gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc của mình.

 

4. “Tôi vô cùng thích công việc này”

Mặc dù bạn đang cảm thấy chán nản trong công việc và dự án vừa nhận, bạn cũng không nên thể hiện cho sếp và đồng nghiệp xung quanh thấy. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của những người xung quanh, bên cạnh đó, sếp cũng sẽ không hài lòng vì thái độ tiêu cực của bạn trước công việc được giao. Thay vào đó, bạn nên bày tỏ sự thích thú của mình, một lời nói dối khôn ngoan trong tình huống này giúp bạn được sếp đánh giá cao và thể hiện tâm huyết của mình trong công việc.

Có những lời nói dối làm tổn thương những người xung quanh, thế nhưng trong một số trường hợp, lời nói dối vô hại và cực cần thiết chốn công sở sẽ giúp hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp trở nên đẹp hơn. Ngoài ra, việc sử dụng lời nói dối một cách thông minh, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp của mình. Hãy sử dụng chúng đúng thời điểm và đúng cách, đừng nên lấy đó là lý do cho những sai lầm của mình, bạn nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể chứa...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers