• .
adsads
shutterstock 1110306626
Lượt Xem 41 K

Bên cạnh các câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu và kinh nghiệm làm việc, một số nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi “Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?” để đánh giá tính cách và nhiệt huyết của ứng viên với công ty, công việc mà bản thân ứng tuyển. Và bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và trở thành ứng viên tiềm năng cho công việc mới. 

Tại sao nhà tuyển dụng đặt câu hỏi:Bạn sẽ gắn bó với công ty trong bao lâu?”

Tìm hiểu về mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của ứng viên là cách để nhà tuyển dụng có thể đánh giá nhiệt huyết trong công việc của ứng viên, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Bên cạnh đó, câu trả lời cũng sẽ cho nhà tuyển dụng biết một phần nào đó sự cống hiến và tinh thần làm việc của ứng viên trong thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, đây cũng là một “mẹo” để nhà tuyển dụng loại bỏ những ứng viên chưa sẵn sàng đi làm việc trong thời gian gần hoặc chỉ ứng tuyển vì đang “chênh vênh” trên con đường sự nghiệp của bản thân.

 

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:“Bạn sẽ gắn bó với công ty trong bao lâu?”

Đối với câu hỏi này, bạn không nên trả lời một cách trực tiếp bằng cách đưa ra cụ thể một con số liên quan đến thời gian bởi vì việc này sẽ khiến bạn giống như “kẻ bao hoa”,  giảm đi sự tin tưởng từ nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng những kế hoạch dài hạn mà bạn dự định thực hiện nếu nhận việc tại công ty.

Vì nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm kiếm một ứng viên sẵn sàng gắn bó với công việc trong thời gian dài. Nên ngoài việc chia sẻ những mong muốn, dự định tương lai, bạn có thể nói đến mục đích, nhiệt huyết làm việc cũng như các yếu tố bạn mong muốn ở một công việc. Đó có thể là sự thăng tiến, thách thức trong công việc, cơ hội được tăng lương thường xuyên, môi trường làm việc phù hợp,…

Những điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ ràng, khách quan hơn cũng như đánh giá cao tính cách chân thật, thẳng thắn của bạn. Và một điều giúp bạn ghi điểm trong câu hỏi phỏng vấn này chính là không thể hiện những góc nhìn tiêu cực hay biểu hiện cá tính quá mạnh. Vì đa phần nhà tuyển dụng đều ngần ngại trước ứng viên có khuynh hướng bảo thủ, thiếu sự mềm mỏng.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Một số câu trả lời bạn có thể tham khảo:

Tiếng Việt: “Theo tôi thấy, công ty bạn cho ứng viên một số cơ hội tuyệt vời để phát triển sự nghiệp. Vì vậy, nếu công ty thấy rằng năng lực của tôi phù hợp với công việc thì tôi luôn sẵn sàng làm việc cho công ty.”

Tiếng Anh: “I’m excited about the research and innovations your company has delivered in the past few years. I’ve been looking for a position with a dynamic company engaged in the community and your organization certainly fits that description. I think this role is a great match for my skills and experience and that it would offer me a chance to grow professionally. I expect to be here for as long as I can make contributions.”

Hy vọng những chia sẻ của HR Insider sẽ giúp bạn vượt qua buổi phỏng vấn và thành công sở hữu một công việc đúng ý trong tương lai nhé!

>>> Xem thêm: 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời [Phần 1]

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers