• .
adsads
CV Bìa 10 T scaled
Lượt Xem 6 K

Đối với ứng viên ngành Marketing, phần giới thiệu bản thân trong CV là vô cùng quan trọng. Vì thông qua điều này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng sáng tạo, sự khác biệt của ứng viên thông qua việc “tiếp thị” bản thân trong CV.

Hướng dẫn viết giới thiệu bản thân trong CV

Để nhà tuyển dụng có cái nhìn khái quát hơn về tính cách và năng lực của bạn, phần giới thiệu bản thân trong CV cần phải chú trọng những mục sau:

Phần thông tin cá nhân

Nội dung không thể thiếu trong bất kỳ CV nào đó chính là các thông tin cá nhân cơ bản: họ tên, nơi ở, thông tin liên lạc. Đây là những thông tin sơ khởi để nhà tuyển dụng có thể liên lạc lại với bạn một cách nhanh nhất. Chính vì vậy, ở phần này, bạn nên đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, gọn gàng và đặt ở vị trí đầu tiên để nhà tuyển dụng ngay lập tức biết bạn là ai. Thông tin cơ bản không đồng nghĩa trình bày sơ sài, đại khái, bạn nên lưu ý một số điểm khi viết giới thiệu bản thân sau để CV thuyết phục hơn:

  • Họ tên: Họ tên bạn nên dùng cỡ chữ lớn hơn hoặc viết in hoa để nổi bật hơn so với các thông tin còn lại.
  • Địa chỉ email: Đừng nghĩ rằng địa chỉ email là một phần không cần thiết bởi vì rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay sử dụng email làm kênh liên lạc chính. Nếu bạn không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác, vô tình, bạn đã bỏ lỡ cơ hội của mình. Đồng thời, bạn cũng cần đảm bảo địa chỉ email bạn cung cấp được sử dụng thường xuyên và tên tài khoản là tên thật của bạn, không nên dùng những địa chỉ tên quá trẻ con, thiếu sự nghiêm túc.

Phần mục tiêu nghề nghiệp

Phần giới thiệu bản thân trong CV sẽ bao gồm cả mục tiêu nghề nghiệp marketing của bạn. Đây cũng là phần nhà tuyển dụng rất hay để ý vì thông qua đó, họ phần nào hiểu được những gì ứng viên mong muốn, sự cầu tiến trong sự nghiệp như thế nào. Chính vì vậy, nếu bạn cho rằng mục tiêu nghề nghiệp marketing chỉ đơn thuần là những thông tin chung chung về một số điểm đích của bản thân thì có thể bạn đã nhầm.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần bộc lộ được những lý tưởng, cá tính, đam mê và cả bản lĩnh của mình. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải dùng những từ ngữ đao to búa lớn hay những lời hoa mỹ. Hãy là chính mình với những mục tiêu, lý tưởng mà bản thân mong muốn đạt được trong ngắn hạn, dài hạn!

Phần kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc được xem là “bàn đạp” đưa bạn đến cuộc phỏng vấn nếu bạn biết cách thể hiện trong phần giới thiệu bản thân. Thông thường, ứng viên chỉ đơn thuần liệt kê những công việc từng làm như: tên công ty, vị trí, thời gian làm việc, thành tích… Tuy nhiên, để tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng, đồng thời thể hiện nhiều hơn năng lực của bản thân, bạn nên đưa vào cả những thông tin như: những kỹ năng, kinh nghiệm… bạn có được từ công việc đó là gì. Hãy dành sự ưu tiên cho những công việc, kinh nghiệm có sự liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.

Ngoài ra, do đặc thù của ngành Marketing là sự nhanh nhạy, sáng tạo, năng động và đa phần các nhà tuyển dụng đều đặt ra yêu cầu tiếng Anh đối với ứng viên. Bạn có thể sử dụng những mẫu CV tiếng Anh ngành Marketing để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV ngành Marketing

Một số lưu ý khi viết giới thiệu bản thân trong CV

Khi viết phần giới thiệu bản thân, các bạn cần lưu ý các vấn đề sau, tránh khiến CV bị nhà tuyển dụng hiểu lầm và đánh giá sai năng lực của mình:

  • Thông tin tiêu cực: Bạn nên tránh đề cập đến những vấn đề cá nhân mang tính tiêu cực như hoàn cảnh cá nhân, xung đột với đồng nghiệp, sếp cũ,…
  • Lỗi chính tả: Mắc phải những lỗi như viết sai chính tả, lỗi cách dòng, viết hoa, chấm câu,… sẽ khiến bạn bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp
  • Viết chung chung, đại khái: Một điều cực cấm kỵ khi viết CV chính là viết quá chung chung, không thể hiện rõ cá tính và năng lực của bản thân. Nếu được, trước khi nộp đơn bạn hãy nghiên cứu và chỉnh sửa CV cho phù hợp với vị trí, công ty mà bản thân ứng tuyển.
  • Không đầy đủ bằng chứng: Với ứng viên ngành Marketing, CV cần phải ghi chú đầy đủ và chi tiết những hạng mục, thành tích mà mình đã đạt được bằng số liệu để tránh nhà tuyển dụng “bán tính bán nghi”

Hy vọng những chia sẻ sau về cách viết phần giới thiệu bản thân trong CV này có thể giúp các bạn ứng viên ngành Marketing tự tin hơn và chinh phục nhà tuyển dụng trong tương lai nhé! 

Tham khảo Wow CV để download mẫu CV đẹp hoặc tạo CV xin việc theo cách riêng của bạn.

  • Download mẫu CV đẹp và đơn giản tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và ấn tượng tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp tại đây

>>> Xem thêm: Các mẫu CV tìm việc phổ biến ngành Marketing

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers