• .
adsads
Thiết kế không tên 8
Lượt Xem 2 K

Khi tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp tại công ty, bất kì ứng viên nào cũng hy vọng rằng họ sẽ có cơ hội được biết về môi trường làm việc trong tương lai, tuy vậy có không ít trường hợp để hiểu rõ văn hóa công ty bạn phải quan sát thật kỹ lưỡng và cẩn thận. Vậy thì làm thế nào để bạn nắm rõ được những “quy định ngầm” về văn hóa và giao tiếp trong công ty?

Hầu hết những quy tắc này bạn không thể hỏi trực tiếp nhà tuyển dụng do công ty luôn mong muốn mang đến hình ảnh tốt về một môi trường làm việc cởi mở, chân thành, chính trực và cân bằng cho công việc – đời sống, chính vì vậy bạn đừng mong đợi việc nhà tuyển dụng nói cho bạn môi trường thật sự của công ty là như thế nào. Văn hóa tổ chức được xác định dựa trên những mối quan tâm hàng đầu của công ty, nhưng giữa lý thuyết và thực tế thì hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy, để có cái nhìn chính xác nhất về văn hóa công ty, bạn nên để ý đến những lời nói hay động thái của công ty, từ đó, giúp bạn xác định rõ được liệu công ty có thực sự quan tâm đến môi trường làm việc hay những cống hiến của nhân viên hay không. Có 02 cách khá hữu hiệu để bạn dễ dàng quan sát được văn hóa doanh nghiệp:

 

1. Dành thời gian quan sát toàn bộ công ty

2 cách giúp bạn tự tìm hiểu về văn hóa công ty trong buổi phỏng vấn

Khi bắt đầu đến công ty, bạn nên dành một khoảng thời gian để có thể quan sát công ty và các nhân viên đang làm việc bởi qua nhân viên bạn sẽ biết được cách công ty đối xử như thế nào. Nếu một công ty cho phép nhân viên mặc áo thun, quần short và mang dép thì chắc chắn công ty hướng tới sự thoải mái và cởi mở. Còn nếu nhân viên mặc sơ-mi hay vest thì rất có thể công ty yêu cầu sự chuyên nghiệp và lịch thiệp. Bên cạnh đó, không gian, ánh sáng và sự yên tĩnh cũng sẽ nói lên phần nào về môi trường làm việc.

Nếu có cơ hội, bạn hãy chú ý xem nơi ăn uống của nhân viên có không gian lớn hay nhỏ, được sắp xếp gọn gàng hay để lộn xộn, thức ăn được cung cấp sẵn hay nhân viên được tự do lựa chọn, điều này sẽ giúp bạn nhận ra mức độ quan tâm của công ty đối với nhân viên ra sao.

Thậm chí, một nơi tưởng chừng không hề liên quan như nhà vệ sinh cũng thể hiện được công ty có để ý đến nhu cầu nhân viên hay không. Liệu họ có thực sự chăm lo cho sức khỏe nhân viên như giới thiệu nếu nhà vệ sinh không sạch sẽ hay quá ít so với số lượng nhân viên đang làm không.

Những quan sát này chắc chắn cung cấp cho bạn một ít thông tin cần thiết và hữu ích về văn hóa công ty thực sự được thực hiện ra sao nhưng sẽ khó để thể hiện được đầy đủ và toàn bộ văn hóa tổ chức.

 

2. Đặt câu hỏi trực tiếp đến nhà tuyển dụng

2 cách giúp bạn tự tìm hiểu về văn hóa công ty trong buổi phỏng vấn

Ngoài việc tự quan sát, bạn có thể đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp dựa trên các cuộc họp, người bạn báo cáo và cách bạn báo cáo cũng như việc việc giải quyết các vấn đề phát sinh vào ngày nghỉ phép.

Bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng rằng: “Công ty thường có các cuộc họp với toàn công ty hay chỉ với 05 đến 06 người liên quan trực tiếp đến công việc của cuộc họp?” Bởi vì nếu công ty chú trọng đến sự đồng thuận thì sẽ có các cuộc họp với quy mô toàn công ty hay toàn bộ phận trong khi với những công ty ưa thích sự hiệu quả và nhanh chóng thường có khuynh hướng tổ chức các cuộc họp với ít người hơn thường chỉ dưới 06 người.

Bên cạnh đó, bạn nên hỏi người phỏng vấn về cách mà công ty lắng nghe và giải quyết những phản hồi tiêu cực của nhân viên, cách công ty phản ứng trước những góp ý này sẽ cho bạn thấy liệu rằng công ty có tư duy mở hay chỉ dựa trên yêu cầu từ cấp trên.

Bạn cũng nên tìm hiểu liệu rằng nhân viên có phải làm ngoài giờ hay làm khuya để có thể hoàn thành nhiệm vụ hay không. Bởi vì với những công ty yêu cầu bạn phải hoàn thành công việc ngoài giờ sẽ khác với việc bạn chỉ làm hành chính 08 tiếng một ngày.

Cách công ty trả lời email hay mạng làm việc nội bộ có thể nói lên phần nào văn hóa công ty. Có công ty sẽ yêu cầu bạn phải trả lời ngay khi nhận được thông báo dù là ngoài giờ làm việc nhưng sẽ có công ty cho phép bạn đợi đến sáng mai để hồi âm.

Quan trọng nhất, khi đối thoại nên thể hiện sự thoải mái, cởi mở và tránh xung đột và bạn hãy nhớ rằng bạn chỉ nên tìm hiểu và thích nghi với văn hóa công ty chứ không nên đánh giá hay phê phán. Cách tốt nhất để bạn hiểu rõ được văn hóa công ty là hãy chú ý quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi.

 

— HR Insider/ Theo Fast Company —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers