• .
adsads
Untitled design
Lượt Xem 6 K

Hầu hết chúng ta đều mong muốn ba điều sau từ một công việc thích hợp:

Ý thức về năng lực và sự thành thạo: Có được bằng cách nhân viên có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn những gì vai trò của họ yêu cầu, và phát triển từ những gì họ học được.

Ý thức về cộng đồng hoặc sự liên kết: Đây là kết quả của mối quan hệ công bằng và tôn trọng với đồng nghiệp, đồng thời được đánh giá cao trong công việc. Đây là lý do tại sao văn hóa công ty là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự hài lòng hoặc không hài lòng giữa các nhân viên.

Ý thức về một công việc ý nghĩa và có mục đích: Đây là một cảm giác thể hiện rằng chúng ta đang cống hiến cho một điều gì đó quan trọng, và phù hợp với các giá trị cốt lõi và định hướng của chúng ta.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng sở hữu được một công việc thỏa mãn cả ba nguyện vọng trên. Thế nhưng, hầu như người lao động ở bất kỳ nơi đâu cũng kỳ vọng sẽ đạt được những mục tiêu này, bất kể hoàn cảnh kinh tế vĩ mô, tiềm năng và tài năng của họ như thế nào. Kết quả là, hầu hết mọi người đều mong muốn theo đuổi một công việc quá hoàn hảo, hoặc ít nhất là cải thiện vai trò hiện tại của họ.

Đây không phải là một điều gì đó quá tồi tệ. Việc tối ưu hóa công việc của bạn để phù hợp với khả năng và sở thích có thể giúp cải thiện cách bạn cảm nhận và thực hiện chúng, một điều dường như quá rõ ràng không cần phải chứng minh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã được thực hiện lại cho thấy kết quả không quá ngạc nhiên về một việc làm ý nghĩa có liên quan tích cực đến sự gắn kết của nhân viên. Nghiên cứu khác cũng cho thấy việc cải thiện công việc có liên quan đến các phúc lợi của người lao động.

Vậy nếu mọi người thường rõ ràng về những gì mình muốn (và cần) từ công việc, tại sao nhiều người trong chúng ta lại đưa ra quyết định sai khi chọn một công việc, đặc biệt là khi chúng ta có những lựa chọn khác? Nghiên cứu chỉ ra một vài lý do như sau:

Thảo luận về tiền bạc và cách mọi người lắng nghe. Theo các nghiên cứu phân tích tổng hợp cho thấy, gần như không có mối tương quan nào giữa lương bổng và sự hài lòng trong công việc. Ví dụ, một luật sư kiếm được 160.000 đô la mỗi năm hài lòng với công việc của họ như những y tá kiếm được 35.000 đô la mỗi năm. Tuy nhiên, mặc dù tiền không thỏa mãn sự hài lòng, nhưng vẫn thúc đẩy nó. Các quyết định về tài chính ảnh hưởng rất lớn đến công việc của một người. Ngay cả khi mọi người nói rằng họ sẽ vui vẻ chấp nhận chuyện giảm lương nếu họ có thể làm việc ít hơn, đi làm ít hơn hoặc có một công việc thú vị hơn, nhưng sự thật là họ vẫn đưa ra những lựa chọn cho mức lương cao hơn.

Chúng ta thường (quá) giỏi trong việc chịu đựng những công việc tồi tệ. Có lẽ chúng ta có khả năng chịu đựng một công việc tồi tệ còn tốt hơn cả chấp nhận một mối quan hệ tồi. Trên thực tế, mặc dù mọi người đều chấp nhận với sự không chắc chắn và không quan tâm đến sự nghiệp lâu dài, nhưng thực tế thì ngược lại. Khi nói đến công việc và sự nghiệp, đó thực sự là một trường hợp được gọi là “thà xấu nhưng biết rõ cái xấu” của nó. Bạn có thể chấp nhận những vị trí vô nghĩa hoặc dưới trướng những quản lý tồi, và ngần ngại trước việc thử một công việc mới mẻ khác. Điều này giải thích cho việc vì sao các nhân viên ngay cả ở những công ty thành công nhất thế giới vẫn được đánh giá có mức độ gắn kết thấp.

Tại sao chúng ta không tìm được công việc thích hợp dành cho mình?

Nhận thức bản thân kém sẽ giới hạn những lựa chọn thông minh. Mọi người thường không đủ khả năng để đánh giá tài năng của chính mình. Ngay cả khi họ quyết định theo đuổi đam mê của bản thân, thì cũng không có gì đảm bảo rằng họ sẽ làm được điều gì đó tốt, chưa nói đến việc nó có thật sự hữu ích với họ hay không. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào cũng có ROI rõ ràng để chấp nhận rủi ro và thay đổi nghề nghiệp. Một ví dụ điển hình là sự phổ biến gần đây của hoạt động khởi nghiệp. Bất chấp sự hấp dẫn của mô hình doanh nghiệp này, với một số lượng lớn các start-up trẻ, những người hào hứng với ý tưởng trở thành ông chủ của chính họ và giải quyết các vấn đề họ đam mê – khả năng họ đạt được thành công thậm chí là vô cùng thấp. Chắc chắn, vẫn có một thiểu số nhỏ bé cuối cùng cũng có thể tạo ra được một Apple hoặc Google tiếp theo để mang lại lợi ích tuyệt vời cho xã hội. Nhưng đối với mỗi câu chuyện thành công đó, lại có đến hàng triệu thất bại lớn. Trung bình, những người bỏ công việc truyền thống để tự khởi nghiệp sẽ kết thúc công việc này để chấp nhận kiếm ít tiền hơn và đóng góp ít hơn cho nền kinh tế rộng lớn – trong nhiều trường hợp, họ có thể hạnh phúc hơn và làm việc thành công hơn cho người khác.

Khó khăn trong việc kỳ vọng về công việc. Các doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian để quảng bá công việc và sự nghiệp của họ theo một cách rất hấp dẫn và lôi cuốn. Việc xây dựng thương hiệu cho công việc hoặc cho công ty là một phần không thể thiếu trong cuộc chiến giành nhân tài. Nhìn vào bất kỳ trang web của công ty nào, bạn cũng sẽ thấy những lời tuyên bố thuyết phục về việc cam kết tạo ra sự đa dạng, đổi mới, trách nhiệm xã hội của công ty, hỗ trợ nhân viên học tập phát triển và môi trường văn hóa năng động. Ngay cả những công việc tầm thường cũng được ngụy trang bằng những tiêu đề tạo cảm giác đáng mong đợi. Bất kể nền tảng, chuyên môn và ngành nghề của bạn là gì, một quá trình tuyển dụng thành công đòi hỏi phải tìm đúng người cho đúng vai trò, điều đó có nghĩa là ứng viên phải có sự hiểu biết đúng đắn về chính vị trí công việc. Nếu kỳ vọng của bạn cho một vai trò quá xa thực tế, thì sẽ rất khó để bạn có thể bắt đầu sự nghiệp đúng đắn.

Để đạt được công việc bạn thực sự muốn, bạn cần phải rõ ràng về những gì bạn giỏi, công việc đang được đề cập là gì, và nhấn mạnh về mặt tài chính để thực hiện các giá trị khác giúp phát triển nghề nghiệp của bạn. Trên tất cả, bạn có thể thỏa hiệp và chấp nhận một công việc tồi tệ hoặc một ông chủ tồi. Điều quan trọng cần nhớ là chỉ có một số ít người hối tiếc chuyện bỏ việc. Điều này ngụ ý rằng mọi người có xu hướng ở lại làm việc lâu hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng phải mất một thời gian dài để phát triển chuyên môn và rèn luyện kỹ năng của bản thân mình, vì vậy đừng ngần ngại lựa chọn con đường bạn thật sự mong muốn.

 

— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers