• .
adsads
Thiết kế không tên 7 2
Lượt Xem 4 K

Thực ra thời nay, có không ít người càng nhảy việc, càng rơi vào tình huống tồi tệ hơn trước.

Những điểm tương đồng giữa họ là:

– Đã đổi qua rất nhiều công việc, nhưng việc nào cũng cảm thấy không phù hợp với mình.

– Vì nhảy việc thường xuyên, nên nghĩ rằng công việc đó “không ổn định”.

– Mỗi việc đều làm không lâu, cũng không nghiên cứu sâu, dẫn đến việc không tích lũy được năng lực cạnh tranh.”

– Sau khi nhảy việc xong lại thấy tiếc nuối. Bởi vì “cái hố mới” không tốt bằng “cái hố cũ.”

– Nhảy việc thường xuyên khiến họ luôn trở thành “người mới”

– Cuối cùng, cũng là vấn đề nghiêm trọng nhất: Ảnh hưởng xấu đến tâm lý cá nhân, thấy thất vọng khi đi xin việc mới, nghi ngờ năng lực bản thân, thậm chí nghi ngờ về cuộc sống của chính mình. Hơn nữa, còn dễ bị các nhà tuyển dụng đánh giá kém, có ấn tượng xấu.

Nhưng có đôi khi, không phải công việc đó không phù hợp với bạn, mà là bạn không thích hợp để làm công việc đó.

 

Vậy làm thế nào để tìm được công việc phù hợp với bản thân?

Trước tiên, hãy tìm hiểu bản thân mình trước, sau đó tìm hiểu công việc sau.

Xem lại kinh nghiệm làm việc trong quá khứ

Tự hỏi bản thân rằng:

Trong các công việc đã làm, bạn coi trọng nhất cái nào?  Từ đó, tìm ra yêu cầu bản thân.

Công việc đó bạn làm sao có được? Bạn đã chuẩn bị như thế nào? Và người phỏng vấn đánh giá ra sao?  Từ đó tìm ra kinh nghiệm phỏng vấn thành công, hiệu quả.

Sau khi làm việc, khoảng cách lớn nhất bạn gặp là gì? Điều nào khiến bạn không chịu nổi? Hiểu rõ điểm này, có thể tránh được sai lầm khi chọn công việc tiếp theo.

Lý do cuối cùng khiến bạn quyết định xin nghỉ việc là gì? Giúp hiểu rõ bản thân muốn gì hơn.

Mô tả công việc lý tưởng của bạn

Ba điểm mà bạn đánh giá cao nhất trong một công việc là gì? (tiền lương, chế độ, lãnh đạo, vị trí…)

Tại sao bạn lại xem trọng 03 điểm này?

Bạn nghĩ bạn cần chuẩn bị những gì để có được công việc như thế?

Bạn có bằng lòng vì công việc lý tưởng của mình mà cố gắng hết sức hay không?

Thu thập thông tin về vị trí nghề nghiệp

Làm thế nào để xác định được công việc phù hợp với bản thân?

Tại sao nhiều người thường cảm thấy hối hận sau khi nghỉ việc?

Đó là vì họ chưa hiểu rõ về công việc trước đây của mình, nhưng lại bị thu hút bởi “bề ngoài” của công việc khác.

Giống như trường hợp của bạn tôi, có một hôm khi chơi trò chơi ở công ty, anh ấy được đưa cho hai hộp quà, một hộp quà được gói rất đẹp, một hộp quà bao bì trông rất xấu.

Người dẫn chương trình bảo anh ta chọn hộp quà nào thì sẽ được nhận hộp quà đó. Anh ta liền bị thu hút bởi hộp quà đầu tiên, và lựa chọn mở nó ra xem ngay. Nhưng anh ta lại không ngờ rằng món quà bên trong chỉ là một cái bánh bị mốc. Còn bên trong hộp quà xấu xí kia lại là một chiếc đồng hồ đeo tay rất đẹp.

Thế nên, trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ thật kĩ. Không phải cái gì nhìn bề ngoài đẹp thì bên trong cũng tốt. Có nhiều công việc, bề ngoài trông lương cao lại nhàn nhã. Nhưng chỉ có người từng làm và đang làm nó mới hiểu rõ hết những nỗi cực khổ trong đó.

 

Những thông tin mà bạn cần thu thập trước khi muốn đổi việc mới 

Thông tin công việc (trách nhiệm cần làm, nội dung cụ thể…)

Môi trường làm việc (gần hay xa nơi bạn ở, bạn có chấp nhận được khoảng cách này không?)

Không gian phát triển (triển vọng nghề nghiệp…)

Tiền lương (cao hay thấp, đủ sống không…)

Đồng nghiệp

Bạn có thể tìm hiểu những điều này khi đọc trong tin tuyển dụng, email hỏi nhân sự hoặc hỏi trực tiếp trong buổi phỏng vấn.

Hy vọng những kinh nghiệm này có thể giúp bạn tìm ra được công việc phù hợp với chính mình.

 

— HR Insider/ Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers