• .
adsads
Untitled design 2 6
Lượt Xem 2 K

Sau khi đã vượt qua vòng chọn lọc đơn xin việc của doanh nghiệp, các ứng viên lại phải tiếp tục đối mặt với thách thức mới mang tên viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn. Đây tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng nếu bạn không cẩn thận trong cách viết, bạn có thể sẽ mang công việc hằng mong ước của mình trao cho một ứng viên khác.

 

1. Thời gian thích hợp để gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn

Hãy nghĩ về việc bạn giúp đỡ một ai đó hoặc trao cho họ cơ hội, thế nhưng họ lại chẳng đoái hoài nói lời cảm ơn. Vậy bạn sẽ cảm thấy thế nào, bạn có hài lòng hay khó chịu? Vâng, nhà tuyển dụng cũng sẽ cảm thấy như thế.

Vì vậy, ngay khi kết thúc buổi phỏng vấn, hãy viết thư cảm ơn trong vòng 24 đến 48 tiếng đồng hồ. Đừng để muộn hơn. Nếu không, bạn có vẻ như đang cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn dường như không thật sự hứng thú và mong muốn được vào làm ở vị trí này. Đây rất có thể là điểm trừ lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

 

2. Cách viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn như thế nào?

Email cảm ơn sau buổi phỏng vấn cần được soạn chỉn chu và cẩn thận. Các ứng viên ngoài việc trả lời lại email này trong thời gian sớm nhất thì còn phải viết thư trả lời đúng cách, đúng trọng tâm.

 

Trả lời thư đảm bảo đúng cấu trúc 

Khi viết thư cảm ơn, bạn nên soạn thư theo đúng cấu trúc: lời chào, nội dung thư và lời kết và đảm bảo không thiếu phần Chủ đề thư.

Chủ đề thư cần được ghi ngắn gọn và lịch sự. Ví dụ “Thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn/ Họ và tên ứng viên/ vị trí ứng tuyển…

Bên canh đó, bạn cũng nên bắt đầu lời chào bằng tên của đơn vị tuyển dụng hoặc người đã gửi thư tuyển dụng để thể hiện sự tôn trọng và phép lịch sự của mình.

Ví dụ: Lời đầu tiên cho tôi được phép cảm ơn Mr, Ms, Dr,…hoặc quý công ty (tên công ty) đã trao cho tôi cơ hội được phỏng vấn trực tiếp ngày hôm nay…

Ở phần nội dung của thư, bạn nên đề cập đến nội dung chính của email và viết lời cảm ơn đúng trọng tâm. Không nên viết dài dòng và đi lệch mục đích cảm ơn. Việc viết quá dài không chỉ khiến nhà tuyển dụng ngao ngán mà đôi khi còn làm cho thư của bạn bị đánh là spam.

Cuối cùng, ở phần lời kết, ứng viên nên gửi lời cảm ơn chân thành một lần nữa đến đơn vị tuyển dụng. Điều này sẽ cho họ thấy rằng bạn là một người biết cách cư xử phải phép và rất lịch thiệp, tôn trọng họ.

 

Tránh 3 lỗi sai tối kỵ khi viết thư trả lời phỏng vấn

Quên cung cấp thông tin liên lạc chính xác

Cách viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn để nhà tuyển dụng không bị khó chịu khi đọc xong cả email dài nhưng vẫn chưa thấy phần thông tin cần thiết về bạn ở đâu. Vì thế, hãy cung cấp lại thông tin địa chỉ chính xác để liên lạc với bạn nếu bạn có thay đổi mới.

Hãy dừng sử dụng những email có tên như [email protected], [email protected],…Thay vào đó hãy cung cấp một email làm việc chuyên nghiệp, thông thường đó sẽ là tên của bạn.

Sai chính tả và sử dụng phông chữ màu mè

Trong khi viết email cảm ơn buổi phỏng vấn, ngoài việc chú trọng cấu trúc, nội dung thì chính tả cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng mà nhiều người thường quên chú ý.

Sai chính tả trong khi trả lời email không chỉ thể hiện sự thiếu cẩn trọng của bạn mà một số nhà tuyển dụng khó tính sẽ cảm thấy khó chịu vì bạn thiếu tôn trọng họ. 

Hãy đọc kỹ lại email của mình trước khi gửi đi để tránh bị đánh giá là thiếu cẩn trọng bạn nhé.

Quên nhấn mạnh lại những thông tin cần thiết 

Hãy để nhà tuyển dụng thấy được bạn đã rất tập trung và chú ý đến buổi phỏng vấn của họ bằng cách nhấn mạnh lại những nội dung quan trọng. Đồng thời, bạn cũng nên đề cập đến việc bản thân có đầy đủ những tố chất và kinh nghiệm để đảm nhận vị trí việc làm đó.

 

3. Thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn mẫu 

Kính gửi,…(tên nhà tuyển dụng)

Cảm ơn ông/bà đã cho tôi có cơ hội được đến với buổi phỏng vấn tuyệt vời ở vị trí…vào ngày…Tôi biết rằng ông/bà đã phải rất vất vả trong những buổi phỏng vấn với nhiều ứng viên như thế, và tôi rất biết ơn vì ông/bà đã dành nhiều thời gian cho tôi như vậy.

Giống như cuộc thảo luận sáng nay của chúng ta, tôi có (liệt kê những kỹ năng và kinh nghiệm bạn có một cách ngắn gọn, súc tích), tôi nghĩ mình là ứng viên phù hợp mà ông/bà đang tìm kiếm. Và tôi rất yêu thích công việc này, tôi mong rằng mình có thể góp phần nâng cao giá trị và sự phát triển của quý công ty.

Nếu ông/bà có bất kỳ câu hỏi nào cần thiết cứ vui lòng liên hệ với tôi. Tôi đã có một cuộc phỏng vấn thật thú vị và chuyện nhờ có sự giúp đỡ của ông.bà. Cảm ơn ông/bà đã dành thời gian cho tôi.

Trân trọng,

Tên của bạn.

Hãy ghi nhớ cách viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn và tránh mắc phải những lỗi sai đáng tiếc trên để có sự đánh giá cao từ nhà tuyển dụng. Khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn hãy nhớ kỹ câu thần chú “lịch thiệp – cẩn trọng – chỉn chu” bạn nhé.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers