adsads
Lượt Xem 1

Sự hài lòng trong sự nghiệp thể hiện thế nào?

Nói về mức độ hài lòng trong sự nghiệp thì thật khó đặt ra một tiêu chuẩn chung phù hợp với tất cả mọi người. 

Theo Hoppock (1935), sự hài lòng trong sự nghiệp là sự hài lòng tổng hòa mọi yếu tố về tâm lý – sinh lý – môi trường khiến người đi làm cảm thấy thỏa mãn. Còn theo Evans và Rauch (1999) thì đó là cảm xúc của một người khi nhu cầu về môi trường làm việc được đáp ứng tích cực. Nhìn chung, sự hài lòng trong sự nghiệp là sự hứng thú, tinh thần tích cực cùng cảm giác thỏa mãn về lương thưởng, tính chất công việc, các mối quan hệ công sở, tâm lý… khi được làm việc ở môi trường hiện tại.

Có nhiều yếu tố quyết định mức độ hài lòng trong sự nghiệp. Nghiên cứu của Luddy (2005) cho rằng đó là 5 yếu tố: vị trí công việc, sự giám sát của Sếp, mối quan hệ với đồng nghiệp, chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến. Còn nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) thì cho rằng bao gồm 7 yếu tố: lương thưởng, cơ hội thăng tiến, mối quan hệ với Sếp, mối quan hệ với đồng nghiệp, tính chất công việc, chính sách phúc lợi, điều kiện làm việc. 

Có thể thấy, mức độ hài lòng trong sự nghiệp được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Điển hình có thể kể đến là: Thái độ của bạn đối với công việc như thế nào? Bạn có cảm thấy hứng thú với công việc mình đang làm? Mức lương nhận được có tương xứng với công sức bạn bỏ ra? Sếp có khó tính và đồng nghiệp có thân thiện, hỗ trợ nhau? Cơ hội thăng tiến như thế nào?…

Làm sao để gắn bó và tìm thấy giá trị công việc?

Tiêu chí tìm thấy giá trị của công việc

Sau đây là những tiêu chí giúp bạn có thể tìm thấy được giá trị đích thực của công việc hiện tại:

– Lợi ích nhận được: 

Mức lương thưởng bạn nhận được xứng đáng với năng lực và công sức bản thân đã bỏ ra. Bên cạnh đó, chế độ bảo hiểm, đãi ngộ, phúc lợi, nghỉ phép, tăng lương… đều đảm bảo đúng Pháp luật. Khi nhận được lợi ích tối ưu phục vụ nhu cầu sinh hoạt sống, bạn sẽ cảm thấy công việc hiện tại mình làm thực sự có giá trị.

– Cơ hội phát triển sự nghiệp: 

Bạn học hỏi được nhiều điều hay, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá và kết nối được nhiều mối quan hệ tốt đẹp khi làm công việc này. Đặc biệt, cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến sự nghiệp có triển vọng cao. Nhờ đó, bạn đủ động lực và tinh thần phấn đấu để nỗ lực hết mình trong công việc.

– Được công nhận:

Mỗi khi đạt thành tích đáng tự hào trong công việc, bạn luôn được Sếp và đồng nghiệp khen ngợi. Được công nhận và trân trọng những cố gắng bản thân đã bỏ ra khiến bạn cảm thấy tự tin và muốn cống hiến nhiều hơn trong tương lai.

– Mối quan hệ với đồng nghiệp:

Hầu như bạn dành hơn 8 tiếng mỗi ngày ở văn phòng, vì vậy nếu các mối quan hệ với đồng nghiệp không vui vẻ thuận hòa thì rất khó để bạn tiếp tục ở lại công ty. Gắn kết quan hệ tích cực với đồng nghiệp giúp mỗi ngày đi làm trở nên vui vẻ hơn, bạn có thêm “đồng minh” tư vấn góp ý và hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công việc…

– Background chuyên nghiệp:

Công việc hiện tại ở công ty hiện tại có khiến bạn tự hào khoe với mọi người không? Nếu muốn tìm cơ hội tốt hơn ở công ty lớn hơn, background này có giúp “làm đẹp” CV của bạn không? Nếu có thì bạn đã tìm thấy giá trị rõ rệt ở công việc mình đang làm rồi đấy. 

– Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống:

Một công việc dù mang về mức thu nhập cao hấp dẫn nhưng khiến bạn không thể cân bằng được giữa công việc với cuộc sống thì sẽ khó có thể gắn bó lâu dài được. Giá trị công việc vững bền không chỉ nằm ở lương thưởng mà còn nằm ở việc bạn vẫn có thời gian dành cho bản thân và gia đình, người thân.

Cách gắn bó lâu dài với công việc

Khi đã tìm thấy giá trị công việc và cảm thấy rất hài lòng với công việc hiện tại, bạn sẽ muốn gắn bó lâu dài để phát triển hành trình sự nghiệp bản thân tại công ty này. 

Muốn gắn bó lâu dài với công việc, trước tiên bạn hãy nỗ lực không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng để nâng cấp năng lực chuyên môn. Đăng ký thêm nhiều khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực phục vụ công việc bạn nhé. 

Bên cạnh đó, nên tích cực tạo mối quan hệ tốt đẹp và giữ hòa khí với mọi người trong công ty (chẳng hạn như nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công việc…). Đặc biệt, phải cố gắng nắm bắt mọi cơ hội tốt và mọi thử thách khó khăn để phát huy tối đa năng lực, tạo đà giúp bạn thăng tiến nhanh trên hành trình sự nghiệp.

Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với công việc mình đang làm. Chúc bạn tìm thấy giá trị công việc và gắn bó lâu dài với sự nghiệp mình đã chọn.

Xem thêm: Giải mã chính sách thưởng Tết: Những điều người đi làm nên hiểu rõ để tránh thất vọng

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Giải mã chính sách thưởng Tết: Những điều người đi làm nên hiểu rõ để tránh thất vọng

Nếu bạn đang nôn nao chờ nhận khoản tiền thưởng Tết hấp dẫn thì bài viết “giải mã” chính sách thưởng Tết sau là dành...

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao động. Dù chọn trước hay sau Tết thì bạn cũng...

Bài Viết Liên Quan

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Giải mã chính sách thưởng Tết: Những điều người đi làm nên hiểu rõ để tránh thất vọng

Nếu bạn đang nôn nao chờ nhận khoản tiền thưởng Tết hấp dẫn thì bài...

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers