• .
adsads
shutterstock 1107596564 2
Lượt Xem 51 K

5 cách trả lời câu hỏi: “Vì sao bạn nhảy việc?” đánh gục nhà tuyển dụng

Bạn không phù hợp với cách làm việc của Sếp cũ

Nếu nguyên nhân thay đổi bắt nguồn từ ông chủ hay những ngày làm việc mệt mỏi kéo dài vô vọng, bạn không nên tiết lộ điều này cho nhà tuyển dụng. Bởi nếu làm vậy thì vô hình chung, ban đã thổi bay cơ hội việc làm của mình. Bạn sẽ bị đánh giá là người hay phàn nàn và không có sự tôn trọng với công việc hay công ty cũ. Họ sẽ đặt dấu hỏi về tương lai của bạn tại công ty mới. Sau đây là đây là cách trả lời thông minh cho câu hỏi này:

“Tôi nhận thấy sự lãnh đạo của nhóm tôi đang đi theo một hướng khác, mà tôi thì lại thích làm việc trong một môi trường cộng tác hơn. Tuy vậy tôi vẫn thích sứ mệnh của công ty cũ, thật là một quyết định khó khăn để ra đi nhưng tôi tin đây là một quyết định đúng.”

5 cách trả lời câu hỏi: "Vì sao bạn nhảy việc?" đánh gục nhà tuyển dụng

Bạn muốn một mức lương cao hơn 

Ai mà không muốn mình được trả lương cao. Đó là một nhu cầu chính đáng, nhưng có lẽ đó không phải là một lý do hay trong cuộc phỏng vấn. Thay vì vậy, hãy hướng nó về một lý do liên quan đến phát triển sự nghiệp. Tham khảo câu trả lời sau:

“Trong 3 năm làm việc tại công ty cũ, tôi đã có cơ hội phát triển kỹ năng của mình rất tốt: lập kế hoạch, nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu thị trường… Công việc đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và tôi rất sẵn lòng cống hiến cho công việc. Tuy nhiên, tôi đã sẵn sàng gia nhập vào một nơi đánh giá cao kỹ năng của mình và cho phép tôi sử dụng chúng đầy đủ nhất.”

Muốn thay đổi hướng đi trong tương lai  

Để trả lời các câu hỏi một cách hiệu quả, hãy nói chuyện về những gì bạn muốn để tạo ra thay vì những gì bạn đang cố gắng để tránh. Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ về những cơ hội bạn nhìn thấy ở công ty nơi bạn đang phỏng vấn và những gì bạn có thể mang lại cho công ty.

Một gợi ý dành cho bạn chính là tìm cách để nói về những gì bạn thích về vị trí hiện tại và việc chuyển giao những kỹ năng và kinh nghiệm đã học được tại công ty cũ vào vị trí mới. Xác nhận những gì bạn có thể mang đến cho công ty của họ từ các nghiên cứu mà bạn đã làm và tối ưu hóa lợi ích từ các trải nghiệm của bạn trước đó có thể tác động hiệu quả đến quyết định sử dụng lao động dài hạn của nhà tuyển dụng.

Xem thêm các vị trí việc làm tiềm năng:

Bạn muốn thăng chức

Đây có lẽ là lý do mạo hiểm nhất khi muốn nhảy việc. Cho dù lý do của bạn là gì, hãy thêm một vài điểm tích cực vào câu trả lời.

Tôi sẵn sàng cho thử thách tiếp theo trong sự nghiệp của mình. Tôi yêu những đồng nghiệp và các dự án mình đã từng làm, nhưng tôi nhận ra tôi chưa được thử thách như cách mà tôi muốn, thay vì cứ mãi trong vùng an toàn, tôi quyết định ứng tuyển vào một vị trí mà tôi có thể phát triển thêm.”

Sự nghiệp là gì? Tại sao phải có sự nghiệp cho mình? - JobsGO Blog

Bạn đã không còn hứng thú với công việc

Thay vì kể lể công việc không tốt, không phát triển, bạn có thể chỉ ra một vài điểm đưa bạn đến vị trí đang tuyển này, tại sao công việc hiện tại không thích hợp và bạn mong muốn gì cho công việc mới. Và điều bạn cần làm là làm cho câu trả lời trở nên nhẹ nhàng hơn:

“Tôi đã từng rất hứng khởi khi bắt đầu công việc nhân viên kinh doanh và mong muốn phát triển sự nghiệp lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Càng gắn bó lâu với công việc telesales, tôi thấy tôi cần phát triển kỹ năng đàm phán hơn để phát triển lâu dài lên vị trí mà tôi mong muốn. Thế nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội ở công ty hiện tại. Do đó tôi muốn tìm một công việc mới thử thách hơn và cho tôi nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng đàm phán và những kỹ năng khác.”

Bạn có nhận ra tất cả những câu trả lời trên này đều đề cập đến những điều tốt đẹp, tích cực về công việc trước đó của bạn? Việc kể lể những điều tiêu cực ở công ty cũ không giúp ích gì cho bạn trong các cuộc phỏng vấn, hãy luôn tích cực và hướng về tương lai. Đó là cách mà ứng viên thông minh ghi điểm với nhà tuyển dụng.

>> Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Đừng bỏ lỡ các cập nhật mới nhất từ các tin tức tuyển dụng sau:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers