adsads
Shutterstock 2257062743 3
Lượt Xem 21 K

Như bao nhà tuyển dụng khác, Chieh Huang – CEO của Boxed – thường mất thiện cảm với những ứng viên quá “cứng nhắc” hoặc đóng vai “quý ngài biết tuốt”. Vì thế, bài kiểm tra 15 phút này đóng vai trò như cánh tay phải đắc lực hỗ trợ vị CEO này trong việc tìm ra người phù hợp với tổ chức của mình.

“Khi công việc của một nhân viên trở nên không hiệu quả, lý do hiếm khi nằm ở năng lực. Thay vào đó, ngọn ngành thường đến từ lỗ hổng trong giao tiếp và sự bất đồng về tính cách của ứng viên với những người đồng nghiệp” – Chieh Huang, Đồng sáng lập đồng thời là Tổng Giám Đốc của Boxed cho hay.

Chỉ với 15 – 30 phút cho 1 buổi phỏng vấn với ứng viên tiềm năng, Huang có thể dễ dàng phân định kết quả mà không phải chần chừ thêm bất cứ 1 vòng đánh giá nào nữa.

Thử thách đầu tiên: Tư duy cởi mở

Câu hỏi đầu tiên: “Hãy giới thiệu về bản thân của bạn, bên cạnh những thông tin đã trình bày trong CV của mình”.

Theo Huang, điều này có thể gây khó khăn cho các ứng cử viên. Một số người sau một hồi “dặm mắm thêm muối” thì chung quy vẫn quay lại sơ yếu lý lịch của họ: “Tôi đã từng học điều này ở trường Đại học” hoặc ‘Tôi đã làm việc ở đây.’ Và đôi khi, kết quả cũng đôi phần khiến người khác phải hững hờ – “Ồ, tôi đã có một mối quan hệ thực sự tồi tệ với anh chị em của tôi”. Huang tự nhủ: “Hoá ra mình không phải là kẻ duy nhất”.bNhiều người cuối cùng nói về ẩm thực hoặc du lịch, điều này khiến Huang tiếp tục đào sâu hơn bằng những câu hỏi như “Chuyến đi tốt nhất hay tồi tệ nhất bạn từng đi?”, “Món ăn ngon nhất hay tệ nhất bạn từng ăn là gì?”

“Nếu tôi thuê người này, có lẽ chúng tôi sẽ dành nhiều giờ chỉ để đi bộ, trò chuyện cùng nhau hơn là dành thời gian riêng cho công việc và gia đình của mỗi người. Từ đó, liệu việc này có ảnh hưởng đến nhịp sống và công việc chung hay không” Huang tiếp tục giả định. Nhưng cuối cùng, thứ mà anh ấy tìm kiếm là một thái độ tò mò, một tư duy cởi mở. Đó là tinh thần bắt buộc phải có tại Boxed, một nơi không dành cho những ai có suy nghĩ chỉ gói gọn trong 8 giờ công sở. Tại một công ty như của chúng tôi, bạn không chỉ đơn thuần là một tiểu tiết của một bức tranh đại cục, mà phải luôn chứng minh được giá trị của mình nhiều hơn thế.

Thử thách thứ hai: Phương cách xử lý vấn đề

câu hỏi phỏng vấn

Câu hỏi thứ hai trong bài kiểm tra này: Một truy vấn gợi ý về một sáng kiến của người Viking – để kiểm tra xem khả năng phản ứng tức thời của ứng viên. Nhưng lúc Huang thay đổi câu hỏi, anh hướng đến những câu hỏi  mà không có câu trả lời đúng nhất, chẳng hạn như Quốc gia nào sẽ là nước đầu tiên mà xe ô tô sẽ hoàn toàn tự động hoá? Và bạn nghĩ nó sẽ xảy ra vào năm nào? Anh ấy muốn các ứng viên thực sự xem xét vấn đề trước khi trả lời để không nói một cách thiếu suy nghĩ. Huang nói, câu trả lời chỉ là sai khi ứng viên quyết định buột tay bó gối với câu trả lời rằng, ‘Tôi không biết”.

Theo kinh nghiệm của mình, anh cho biết thêm, những câu trả lời tốt nhất thông thường sẽ là người câu trả lời đến từ sự tư duy, phản biện riêng biệt của từng cá nhân: ‘Nếu điều đó sẽ xảy ra, thì mọi chiếc xe ở thị trường đấy trước tiên phải hoàn toàn tự động. Liệu rằng, làm như thế liệu có được hợp thức hoá chăng?”

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Viettel Post tuyển dụng nhân viên kho Tuyển dụng quận 12 Tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm
Tuyển dụng kế toán Cần Thơ Tuyển công nhân cơ khí Tìm việc làm quận Tân Phú

Thử thách cuối cùng: Thái độ tự đánh giá

Câu hỏi thứ ba (cũng là câu hỏi cuối cùng) trong bài kiểm tra của anh ấy: Đánh giá kiến ​​thức và sự hiểu biết của bạn về xu hướng công nghệ theo thang điểm từ 1 đến 10. Bất cứ ai trả lời 9 hoặc 10 đều nhận được một cái lắc đầu của Huang: “Ai cũng có thể trở thành chuyên gia, nhưng để trở thành một chuyên gia về công nghệ? Thật khó tin” Thực tế là, toàn bộ ngành công nghiệp đang thay đổi và không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong 10 năm tới – không một ai có thể biết trước. Những người cảm thấy như họ biết tất cả mọi thứ nói chung cũng chẳng khác gì đang “múa rìu qua mắt thợ” cả.

 Mặc dù xu hướng công nghệ có liên quan đến Boxed, một nhà bán lẻ internet, từ “công nghệ” trong câu hỏi có thể được thay thế bằng bất kỳ ngành hoặc lĩnh vực nào. Vì thế giới luôn thay đổi, bất cứ ai tự đánh giá mình là 9 hoặc 10, thì người đó có phần hơi “tự mãn với năng lực thật sự” của mình rồi.

Vậy, có thể kết  luận được rằng 3 câu hỏi này tưởng chừng đơn giản nhưng lại có hiệu quả cực kỳ cao. Nếu bạn có “tình cờ” gặp được những câu hỏi tương tự vậy trong phỏng vấn xin việc, đừng vội mất bình tĩnh mà hãy điềm đạm trả lời để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn con người bạn, và có thể nhận xét xem liệu bạn có phù hợp với các tiêu chí tuyển dụng của công ty hay không nhé!

>>> Xem thêm: Kỹ năng “đọc vị” CV – nhận diện nhân tài

 

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers