adsads
1 1200x900
Lượt Xem 3 K

Tuy nhiên những lời nói dối này dường như không phải bắt đầu từ cậu mà chính xác từ người tên Geppeto, người đã bán chiếc áo của mình để mua sách đọc cho Pinocchio. Ông nói dối vì muốn tốt cho con mình. Nói một cách ngắn gọn thì nhân vật Pinocchio đã học những thói nói dối từ cha mình, được ví như lời nói dối tốt lòng. 

Một bài học rút ra từ câu chuyện này là khi bạn nói dối thì bạn sẽ bị giật dây bởi người khác. Chính xác thì cậu chuyện này liên quan đến mọi khía cạnh trung thực xung quanh cuộc sống, bao gồm cả việc đi phỏng vấn. Tất cả chúng ta đều muốn nỗ lực hết mình trong các cuộc phỏng vấn. Đôi khi điều đó lại liên quan đến những lời “nói dối”, lời nói “thổi phồng” lên sự thật và các kỹ năng vốn có của mình. 

Một cuộc khảo về nhân viên và ban quản lý tuyển dụng từ Interview Guys cho thấy: phần lớn nhân viên đều phóng đại và tạo ra CV khác rất nhiều so với thực tế điều mà họ làm được. Ghi thêm thật nhiều kỹ năng hay thêm kinh nghiệm làm việc. Một số lời nói dối phổ biến nhất là về các kỹ năng và thành tích của họ, điểm mạnh, điểm yếu cũng như trách nhiệm trong công việc. 

Các ứng viên cũng thừa nhận rằng họ đã nói dối với các nhà tuyển dụng về việc sẽ thấy tiềm năng của họ trong vòng 5 năm tới hay thổi phồng những điều thích của họ trong công việc, để phù hợp với giá trị của các tổ chức. 

Lý do nhân viên là “Pinocchio”?

Mike Simpson, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của The Interview Guys cho biết: 

Nhìn thấy thị trường ngày càng cạnh tranh công việc, nhiều người dùng cách nói dối để phóng đại và trở nên nổi bật hơn. Chúng tôi phát hiện ra rằng hơn 77% nhân viên tiềm năng cảm thấy áp lực khi nói quá về năng lực của họ để cố gắng dành được sự ưu ái từ nhà tuyển dụng, và gần 65% cũng đã thổi phồng về trình độ kỹ năng của họ trong hồ sơ xin việc. Động lực lớn nhất của những lời nói dối đó là để có thể nhận được một thư mời làm việc. Nếu điều đó giúp ứng viên đạt được công việc, gần như 83% ứng viên tiềm năng sẽ không gặp vấn đề gì khi phải nói dối ở mọi nơi phỏng vấn. 

Từ nghiên cứu của ông cho thấy, nguyên nhân sâu xa hơn đó có thể là có ưu đãi lương cao, có thể dễ thăng tiến, và nuôi dưỡng mối quan hệ tốt hơn trong tương lai.

Những bằng chứng xác thực mà một nhà quản lý tuyển dụng nên tìm kiếm 

Mặc dù các ứng viên có phần thổi phồng trong sơ yếu lý lịch, nhưng các nhà quản lý tuyển dụng lại quan tâm đến họ. Simpson nói: 

Công việc của bạn là kiểm tra và loại bỏ những người nộp đơn, vì vậy tỷ lệ ứng viên có năng lực thực sự đến phỏng vấn là điều hiển nhiên. Qua vòng phỏng vấn nhà tuyển dụng có thể biết được chính xác ¾ số người trong đó có thực sự nói dối hay không.

Điều dễ nhìn thấy từ ứng viên không trung thực đó là trong kiến thức và kỹ năng của họ, khi trả lời các câu hỏi cụ thể đến chi tiết về chuyên môn, hoặc trong lời nói của họ có một vài mâu thuẫn dẫn đến việc cung cấp sai thông tin cho bạn.

Những chỉ số khác bao gồm có hành vi lo lắng, chẳng hạn như thay đổi giọng nói, bồn chồn và nói quá nhiều chi tiết xung quanh. Ngoài những hành vi đó còn có những hành vi về thái độ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu. Có thể là quá tự tin đến mức kiêu ngạo.

Phải làm gì khi bạn đang nghi ngờ ứng viên?

Khi các nhà tuyển dụng gặp những ứng viên không trung thực, phản ứng phổ biến nhất là loại bỏ hồ sơ của họ ngay khỏi danh sách. ​​Cuộc khảo sát của Interview Guys cho thấy, hơn một nửa nhà quản lý tuyển dụng sẽ không nghĩ kỹ về việc từ chối một nhân viên tiềm năng nếu họ bị bắt quả tang nói dối. Nhưng hãy suy nghĩ kỹ lại, đó có phải là một phản ứng đúng?

Việc đó phụ thuộc vào mức độ không trung thực của ứng viên, đồng ý rằng hầu hết các ứng viên đều không trung thực hoàn toàn 100%, bạn có thể nhận biết các ứng viên có tiềm năng bằng cách, nếu họ ngợi khen về công ty chỉ đơn giản vì họ mong muốn nhận được sự ưu ái từ bạn, hoặc phóng đại quá mức các giá trị về tính cách phù hợp với tổ chức thì vẫn có thể nằm trong những ứng viên tiềm năng của công ty. 

Tuy nhiên nếu nói quá nhiều về kiến thức chuyên môn, giá trị của bản thân và kinh nghiệm cá nhân, và họ thường xuyên lòng vòng xung quanh nó thì chính xác là nhân viên đó đang gặp vấn đề. Một cá nhân nên tập trung trả lời chính xác về câu hỏi của nhà tuyển dụng, không nên đi quá xa. Ông Simpson tiếp tục chia sẻ: 

Tóm lại, không trung thực khi đi phỏng vấn là một trò chơi mạo hiểm. Điều đó không được chào đón ở mọi nơi, họ có thể rơi vào những tình huống nguy hiểm hơn như vậy.

Cuối cùng nếu những ứng viên đó thực sự không trở đồng đội của bạn. Hãy đưa cho họ lời khuyên chân thành về những thiếu sót, điểm cần thay đổi. Và cân nhắc về việc, không nên thiếu tính trung thực khi đi phỏng vấn. Nó sẽ khiến họ trở thành Pinocchio. 

>> Xem thêm: Mách bạn 7749 cách đăng tin tuyển dụng thu hút ứng viên tiềm năng

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers