adsads
Lượt Xem 205

Cấp độ 3: Phản hồi email sau 24 giờ

Với những email dưới đây, bạn có thể thong thả trả lời sau 24 giờ mà không lo bị đánh giá chậm trễ trong công việc:

– Câu trả lời cần có sự hợp tác cung cấp thông tin từ nhiều người như đồng nghiệp, khách hàng… Chẳng hạn như tổng hợp ý kiến đồng nghiệp về ý tưởng dự án mới, hoặc khảo sát đánh giá của khách hàng về sản phẩm…

– Nội dung phản hồi cần được cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng kẻo “xôi hỏng bỏng không”. Ví dụ như bạn chọn chuyển công tác xa nhà mà lương cao, hay ở lại để gần nhà dù lương thấp?

– Bạn phải đưa ra một ý tưởng mới hoặc một quyết định mang tính chiến lược quan trọng. Điển hình có thể kể đến là bạn phải sáng tạo nên một cốt truyện hấp dẫn, hoặc phải quyết định chọn triển khai dự án lớn nhất năm là A hay B…

– Người nhận email đang trong thời gian nghỉ bệnh hoặc nghỉ phép thì nếu bạn có vội trả lời lúc này họ vẫn chưa thể check email được.

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Xem thêm: Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Cấp độ 2: Phản hồi email trong 24 giờ

Không cần trả lời gấp nhưng cũng không nên “ngâm” lâu như cấp độ 3, những loại email sau bạn cần phản hồi trong vòng 24 giờ để được đánh giá chuyên nghiệp trong công việc:

– Thời điểm nhận email sau 17 giờ thì bạn có thể đợi ngày làm việc tiếp theo để phản hồi. Và cũng có thể người gửi đã về sau khi gửi email, dù bạn có nán lại trả lời thì ngày mai người ấy mới check được.

– Đó là một vấn đề khó khiến bạn cần thời gian suy nghĩ, nhưng cần giải quyết trong 24 giờ đồng hồ. Chẳng hạn như có nên đầu tư cho dự án quan trọng sẽ quyết định vào cuộc họp 2 ngày nữa hay không?

– Cần thêm thời gian để kiểm tra thông tin, thường là trong 24 giờ. Ví dụ như bạn phải đi khảo sát và lập báo cáo về những khách hàng đã đến chi nhánh 2 và 3 trong ngày hôm qua.

– Bên cạnh đó, nếu ngôn từ trong email thiếu tế nhị hoặc gây cảm giác khó chịu thì bạn không cần phải phản hồi ngay nhé. Đợi 24 giờ mới trả lời cũng là cách “đáp trả” thông minh đấy.

Cấp độ 2: Phản hồi email trong 24 giờ

Tham khảo thêm các loại công việc và vị trí tiềm năng sau:

Cấp độ 1: Phản hồi email ngay lập tức

Có những loại email được đưa vào danh sách khẩn cấp cần được bạn gác mọi công việc lại để phản hồi ngay lập tức. Vì nếu chậm trễ sẽ tác động tiêu cực đến hiệu suất công việc, đồng thời bạn cũng bị đánh giá thấp trong vấn đề xử lý công việc.

– Những email ghi rõ “hãy trả lời email ngay lập tức” thì bạn phải phản hồi ngay khi nhận được nhé. Chẳng hạn như Sếp hỏi chiều nay bạn có đến sự kiện HOT để “săn tin” được không. Trường hợp này, bạn cần trả lời gấp để Sếp kịp sắp xếp nhân viên khác thay thế nếu bạn không đi được.

– Người gửi ghi rõ thời gian cụ thể yêu cầu bạn trả lời email, ví dụ như “vui lòng phản hồi trước 15 giờ hôm nay”. Hoặc người gửi yêu cầu bạn “vui lòng phản hồi email nhanh nhất ngay khi có thể”. 

Cấp độ 1: Phản hồi email ngay lập tức

Xem thêm tin từ các công ty FPT tuyển dụngtuyển dụng Flutter mới nhất.

– Nếu người gửi là khách hàng khó tính hay quản lý cấp cao trong công ty, bạn nên ưu tiên phản hồi email sớm nhất có thể. Sự chậm trễ có thể khiến vị khách hàng khó tính cảm thấy không hài lòng, còn quản lý cấp cao sẽ đánh giá thấp khả năng xử lý công việc của bạn.

– Đặc biệt, nếu đó là vấn đề khẩn cấp thì phải trả lời email ngay khi nhận được bạn nhé. Điển hình có thể kể đến như đoàn phim phải di chuyển sang địa điểm khác thay thế, cần bạn duyệt gấp hợp đồng thuê địa điểm mới để đạo diễn, diễn viên, quay phim… không phải đợi. 

Trên đây là 3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc mà bạn nên tuân thủ. Đừng chậm trễ khi trả lời email khẩn cấp, và cũng không nên gác hết mọi chuyện để vội trả lời những email chưa cần phản hồi gấp bạn nhé!

Xu hướng tuyển dụng các vị trí cao đang hot – Tham gia ứng tuyển ngay:

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers