adsads
shutterstock 1914410110 2
Lượt Xem 4 K

1. Luôn giữ thái độ tích cực 

Duy trì thái độ tích cực khi có bất đồng xảy ra sẽ khiến bạn vững vàng hơn và tự tin hơn.Từ đó, bạn sẽ có trạng thái tốt để ứng phó với những xung đột có thể xảy đến trong tương lai.

Khi quản lý giải quyết các bất đồng quan điểm giữa hai hay nhiều thành viên trong nhóm về một vấn đề đang gây bất đồng thì hãy chấp nhận quyết định của họ. Ngay cả khi bạn cho rằng sếp có quyết định sai lầm thì đó cũng là đánh giá của họ và chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Chống đối quyết định của sếp không phải một hành động sáng suốt.

2. Tìm hiểu trọng tâm vấn đề 

Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột. Khi đã tìm ra nguyên nhân rồi thì chúng ta mới có thể có những góc nhìn khách quan nhất, phân tích chính xác ai đúng ai sai và từ đó đi đến giải pháp hòa giải hiệu quả. 

3. Tìm kiếm phương án hòa giải 

Nếu bạn gặp phải mâu thuẫn với đồng nghiệp vì lý do cá nhân hoặc lý do công việc, điều đó có thể làm tổn hại đến mối quan hệ bạn đã gây dựng. Cố gắng tìm ra giải pháp bằng cách nói chuyện với họ, tốt nhất là chỉ có hai người với nhau để không ai cảm thấy xấu hổ.

Giải quyết xung đột nơi công sở theo phương pháp hòa giải là quyết định phù hợp nếu như nhà quản lý thực sự quan tâm tới tinh thần hữu nghĩ, hòa hợp của từng cá nhân có liên quan đến mâu thuẫn đó.Nếu bạn là nhà quản lý, để có thể giải quyết được mâu thuẫn đòi hỏi phải có khả năng lãnh tốt vì kỹ năng lắng nghe, giải quyết xung đột và giao tiếp của mỗi người khác nhau. Trưởng nhóm phải kiểm soát được quá trình này và phải hướng các thành viên trong nhóm đến giải pháp chung tốt nhất của cả nhóm. 

4. Hài hước đôi khi rất có lợi khi giải quyết xung đột 

Điều này nghe có vẻ nghịch lý bởi khi mỗi người một quan điểm, người ta khó mà giữ được tâm trạng tốt, nói chi đến một trạng thái vui vẻ, nhưng đó lại là một kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả. Tuy nhiên, những người chiến thắng trong các cuộc tranh luận thường là người biết “chêm” vào cuộc tranh luận một chút hài hước. Chỉ cần “một chút” ấy thôi cũng có thể làm bầu không khí căng thẳng “hạ nhiệt”.

Sự hài hước ở đây cũng có liên quan đến cách dùng từ ngữ. Ví dụ bạn đang thuyết trình về một dự án sắp tới nhưng cấp dưới có vẻ phớt lờ không tập trung lắng nghe, thay vì giận dữ đập bàn la lối, hãy nhắc nhẹ bằng câu: “Có lẽ chúng ta sẽ tiếp tục sau khi đã nạp năng lượng bằng một tách cà phê cho tỉnh táo chăng?”

5. Nhớ rằng, không ai hoàn hảo cả. 

Bạn không thể kiểm soát xung đột tốt trong mọi tình huống. Hãy cố gắng hết sức và nhớ rằng tranh cãi, xung đột nơi công sở là chuyện bình thường và không phải là điều bạn nên né tránh hay sợ hãi. Khi tranh cãi, xung đột xảy ra thì nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ chọn tranh cãi để bảo vệ quan điểm của mình. Còn bạn thì sao?

Ví dụ, Khi phỏng vấn tìm kiếm việc làm mới, nhà tuyển dụng có vô số câu hỏi để kiểm tra năng lực, kỹ năng của ứng viên. Nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra câu hỏi bạn đã từng xảy ra xung đột bao giờ chưa. Việc bạn cần làm là trả lời câu hỏi này sao cho khéo léo và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng để được đánh giá cao về phẩm chất, kinh nghiệm cũng như kỹ năng.

Con người luôn tự tôn và có chút ích kỷ, không ai muốn nhận mình sai, mình thua cả. Cho nên, để xảy ra một cuộc tranh cãi rất dễ, nhưng bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người biết tranh luận! Chúc các bạn giao tiếp thành công và hiệu quả và xử lý những tình huống xung đột một cách thông minh.

Xem thêm: Chuyện công sở: Có phải miệng lưỡi không xương thì mới được sếp thương?

— HR Insider / Biên soạn theo nhiều nguồn thông tin —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers