adsads
shutterstock 1890872497
Lượt Xem 11 K

Nhưng, phần lớn lý do khiến người lao động nghỉ việc đều nằm trong tầm kiểm soát của người sử dụng lao động. Trên thực tế, bất kỳ yếu tố nào về nơi làm việc hiện tại, văn hóa và môi trường, nhận thức của nhân viên về công việc của họ đều nằm trong tầm ảnh hưởng của nhà tuyển dụng.

Làm thế nào để giữ chân những nhân viên giỏi nhất?

Cách tốt nhất để giữ chân nhân viên là kết nối với những gì họ đang nghĩ. Họ có hài lòng với công việc của họ không? Họ có cần thách thức mới không, sự thuộc về, sự phát triển và công việc có ý nghĩa có được đáp ứng không? Nhu về cầu giao tiếp, giải quyết vấn đề, phản hồi và sự công nhận của họ có được sếp để tâm không?

Hãy tiến hành khảo sát. Tổ chức các cuộc phỏng vấn với nhân viên hiện tại để xác định lý do tại sao nhân viên ở lại với tổ chức của bạn và tiếp tục phát huy những yếu tố được đề cập. 

Tại sao nhân viên tìm kiếm một công việc mới?

Dưới đây là mười lý do quan trọng khiến nhân viên nghỉ việc. Bạn có thể kiểm soát tất cả chúng để giữ chân những nhân viên giỏi nhất của mình.

Mối quan hệ với sếp

Nhân viên không cần phải làm bạn với sếp của họ nhưng họ cần phải có mối quan hệ. Sếp là một phần hiển nhiên, không thể tách rời trong cuộc sống công sở hàng ngày vì thế, một người sếp tồi cũng là nguyên nhân số một khiến nhân viên nghỉ việc.

Công việc nhàm chán, không thử thách

Không ai muốn cảm thấy buồn chán và mất động lực cố gắng bởi công việc của mình. Nếu bạn bắt gặp nhân viên mình đang có dấu hiệu trên, bạn cần giúp họ tìm thấy niềm đam mê nơi công việc. Nhân viên muốn tận hưởng công việc bởi họ đã dành hơn một phần ba thời gian trong ngày để làm việc. Nên bạn cần đảm bảo rằng mỗi nhân viên đều gắn bó, hào hứng và được thử thách để đóng góp, sáng tạo vì công việc.

Mối quan hệ với đồng nghiệp

Nghiên cứu từ tổ chức Gallup chỉ ra rằng một trong 12 yếu tố thể hiện liệu một nhân viên có hài lòng với công việc của họ hay không là có một người bạn tốt tại nơi làm việc. Mối quan hệ với đồng nghiệp giúp giữ chân nhân viên. Hãy can thiệp nếu xảy ra xung đột và mâu thuẫn giữa các nhân viên. 

Cơ hội thể hiện năng lực

Nhân viên muốn thể hiện và phát triển năng lực bản thân. Nếu họ không thể làm điều này tại nơi làm việc hiện tại, họ sẽ tìm kiếm một nơi khác. Nếu một nhân viên không thể nhìn thấy con đường để tiếp tục phát triển trong tổ chức hiện tại của họ, họ có khả năng tìm kiếm một tổ chức khác để phát triển sự nghiệp hoặc cơ hội thăng tiến. Đảm bảo rằng bạn đang nói chuyện với họ và bạn biết hy vọng cũng như ước mơ của họ. Giúp định hướng rõ ràng để họ đạt được chúng.

Đóng góp cho các mục tiêu kinh doanh của tổ chức

Các nhà quản lý cần ngồi với từng nhân viên để thảo luận về mức độ phù hợp của công việc họ đang làm cũng như những đóng góp và sản phẩm quan trọng của họ đối với chiến lược và kế hoạch kinh doanh chung của tổ chức. Nhân viên cần cảm thấy được kết nối và họ là một phần của nỗ lực lớn hơn chỉ là công việc hàng ngày. Họ cần cảm thấy mình quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của tổ chức.

Quyền tự chủ và Độc lập trong công việc

Các tổ chức nói về việc trao quyền, quyền tự chủ và độc lập, nhưng chúng không phải là thứ mà bạn có thể làm với mọi người. Đó là những đặc điểm và tính cách mà một nhân viên cần theo đuổi và nắm bắt. Bạn chịu trách nhiệm về môi trường làm việc cho phép họ thực hiện điều này. Họ có trách nhiệm thực hiện nó. Hãy tạo ra văn hóa trách nhiệm giải trình, bạn tạo ra sự trao quyền cho phép nhân viên làm chủ và thực thi trách nhiệm của họ. Nếu không có điều này, những nhân viên tốt nhất của bạn sẽ rời đi.

Ý nghĩa công việc 

Mọi nhân viên đều muốn làm điều gì đó tạo ra sự khác biệt, đó không chỉ là công việc bận rộn hay công việc giao dịch thường ngày, đó nên là sự đóng góp để tạo nên kết quả lớn lao cho tập thể. Tuy nhiên, các nhà quản lý phải giúp nhân viên thấy được nỗ lực họ đang thực hiện được phản ánh như thế nào trong bức tranh toàn cảnh của tổ chức.

Kiến thức về sự ổn định tài chính của tổ chức

Bất ổn tài chính: thiếu doanh số, sa thải hoặc giảm giờ làm, lương treo, tuyển dụng bị đóng băng, các đối thủ cạnh tranh thành công được nêu bật trên tin tức, báo chí xấu, luân chuyển nhân viên, sáp nhập và mua lại công ty, tất cả đều dẫn đến cảm giác bất ổn và thiếu hụt sự tin tưởng từ nhân viên.

Văn hóa doanh nghiệp tổng thể

Nhân viên đánh giá cao một nơi làm việc trong đó quá trình giao tiếp diễn ra minh bạch, quản lý dễ tiếp cận, giám đốc điều hành dễ tiếp cận và tôn trọng cấp dưới, đồng thời định hướng công việc rõ ràng và dễ hiểu. Văn hóa tổng thể của bạn có thể giữ chân nhân viên — hoặc khiến họ quay lưng.

Sự công nhận của Ban Giám đốc về Hiệu suất Công việc của Nhân viên

Nhiều người xem trọng sự công nhận nhân viên, nhưng yếu tố này lại không nằm trong 14 mối quan tâm hàng đầu của nhân viên trong một cuộc khảo sát từ Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM). Mặc dù sự công nhận là quan trọng nhưng nó không nằm trong những mối quan tâm chính của nhân viên.

Việc thiếu sự công nhận có thể ảnh hưởng đến nhiều yếu tố ở trên, đặc biệt là văn hóa, nhưng nó có thể không phải là yếu tố quyết định khiến nhân viên quyết định rời khỏi tổ chức của bạn.

>> Xem thêm: Làm việc 4 ngày/tuần – xu hướng hợp lý hay đẩy công việc rơi vào “thế bí”?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers