adsads
shutterstock 1317714005
Lượt Xem 4 K

Tuy nhiên không phải du học sinh nào về nước đều được “trải thảm” để đảm nhận những vị trí cao. Hàng loạt những du học sinh phải rơi vào bế tắc tâm lý vì ngày này qua tháng khác không có được công việc vừa ý. 

Vậy vì sao nhà tuyển dụng lại từ chối hồ sơ xin việc của du học sinh? Cùng “ngẫm nghĩ” về những nguyên nhân không tưởng nhé!

Thiếu nghiên cứu về thị trường tìm việc tại nước nhà

Cú sốc văn hoá không chỉ xảy ra khi bạn đặt chân đến một nơi xa lạ, mà còn bao gồm khi bạn tiếp cận những điều thân quen theo một cách mới. Một số người có tâm lý chủ quan khi quay trở lại quê hương mà không tìm hiểu những thay đổi đang hiện có so thuở ban đầu. 

Thời gian không đợi một ai và tốc độ phát triển cũng không dừng lại, thời thế cũng một ngày thay đổi. Chẳng một công ty nào chấp nhận đồng hành cùng bạn nếu những chuyên môn và am hiểu của bạn không phục vụ cho sự cạnh tranh ở thị trường hiện có.

Vì thế, tư duy của du học sinh vẫn cô đọng những hiểu biết cũ về thị trường về văn hoá về xu hướng phát triển kinh tế, chắc chắn sẽ bị đào thải nhanh chóng. 

Du học sinh thường đặt tiêu chuẩn vượt qua mặt bằng chung

Du học sinh thường kỳ vọng quá nhiều vào khả năng được rèn dũa ở trời Tây mà quên mất rằng sự phù hợp mới chính là yếu tố quyết định. Trên thực tế, các nhà tuyển dụng không nhìn vào bằng cấp mà dựa vào năng lực làm việc của ứng viên để đánh giá.

Dẫu biết rằng chi phí các bạn du học sinh trang trải là không hề nhỏ, nhưng không vì thế mà nhà tuyển dụng phải có trách nhiệm trả lương cao hơn so với tiêu chuẩn và mặt bằng chung trừ khi bạn có các yếu tố nổi bật sẽ mang lại giá trị vượt bật cho công ty.

Những kỳ vọng về vị trí công việc và lương cao vô tình kìm hãm đi sự phát triển của bạn và đó cũng chính là lý do “Vì sao du học sinh ít được lòng thái độ đối với nhà tuyển dụng?”

Kinh nghiệm hạn chế so với yêu cầu được đặt ra

Mỗi nền giáo dục có một đặc thù riêng, điều đó sẽ ảnh hưởng và tạo sự khác nhau trong tác phong làm việc. Sẽ chẳng là gì nếu chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của bạn không phù hợp với công ty ngoài tấm bằng cử nhân nước ngoài.

Nền kinh tế Việt Nam ngày một đổi mới và tân tiến nên việc sở hữu nhân tài trong nước là không khó. Đối với những bạn du học sinh chỉ tập trung học mà không quan tâm đến việc làm thêm hay rèn luyện kỹ năng mềm, trau dồi những xu hướng mà xã hội cần cũng rất nhanh bị “lia qua” bởi sự đánh giá từ nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

Làm thế nào để chinh phục nhà tuyển dụng nước nhà?

Cơ hội nghề nghiệp được rọi sáng khi du học sinh biết tận dụng giá trị của tấm bằng quốc tế mang lại. Hơn thế, đường về nhà sẽ không hạn hẹp với những nhân tài được đào tạo chuyên nghiệp.

Linh hoạt thích nghi 

Nếu bạn là du học sinh có nguyện vọng trở về nước tìm việc sau khoảng thời gian khám phá bên xứ người, chắc chắn rằng bạn cần cần một tâm thế tìm hiểu chuyên sâu về môi trường làm việc trong nước, văn hoá ứng xử. 

Ngoài ra bạn cần trang bị cho mình một tư duy cởi mở. Bởi vì, bằng cấp từ nước ngoài tuy quan trọng, nhưng bạn cũng cần chứng minh được giá trị cống hiến, năng lực thực tiễn của mình với công ty thì nhà tuyển dụng mới dành vị trí tốt cho bạn.

Luôn dõi theo xu hướng tại thị trường nước nhà

Thời đại 4.0 đẩy con người ta phát triển nhanh chóng, mỗi giờ trôi qua là một xu hướng mới lên ngôi. Có thể những phân tích thị trường của nước ngoài hoành tráng và tuyệt vời là thế, nhưng khi áp dụng rập khuôn tại thị trường Việt Nam thì nó hoàn toàn vô giá trị. 

Đó sẽ là một lợi thế nếu bắt kịp những xu hướng tuyển dụng, hồ sơ ứng tuyển, chế độ làm việc, thị trường cạnh tranh, tất tần tật những trang bị giúp du học sinh trở thành ứng viên vừa tài năng lại am hiểu thực tiễn. 

Xây dựng networking bất kì đâu

Trên hành trình tích luỹ tri thức sẽ rất nhiều lần bạn có cơ hội gặp gỡ những người cộng sự cùng chí hướng. Đừng quên dùng chìa khoá giao tiếp để mở vạn cánh cửa tiềm năng của cơ hội. 

Biết đâu rằng, ít nhiều những người trong số họ sẽ là “cầu nối” trên đà chinh phục sự nghiệp. Rất có thể trong tương lai sẽ lại trở thành cộng sự hay đối tác chiến lược của công ty. Vì thế, hãy hạn chế tối thiểu sự phân biệt tri thức và khoảng cách nghề nghiệp.

Hài lòng trước những quyết định của chính mình

Trở về nước và tham gia vào một thị trường mới cũng là thử thách đáng cho bạn. Tuy nhiên, khi đã là du học sinh thì tài năng và nỗ lực của bạn cũng không hề tầm thường. 

Vì vậy, hãy mạnh dạn chinh phục nhà tuyển dụng bằng những trang bị đủ đầy về nơi mình làm việc, khả năng thích ứng cao, chắc chắn rằng cơ hội nghề nghiệp trong nước của các bạn du học sinh chắc chắn sẽ không bao giờ hạn hẹp.

>> Xem thêm: Kỹ năng ăn nói “Vạn người thương, triệu người mến”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers