• .
adsads
Untitled design 4
Lượt Xem 14 K

Bạn nghĩ chỉ cần một hồ sơ hoàn hảo và khả năng thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn thì 70% sẽ lọt qua chặng đường cuối cùng? Thế nhưng, đôi khi nhà tuyển dụng lại không nghĩ như vậy. Bên cạnh những tiêu chí cơ bản cần có, nhà tuyển dụng còn yêu cầu nhiều hơn những yếu tố khác như kĩ năng, tác phong, thái độ, lối ứng xử,… Chỉ với 60 phút trò chuyện, nhà tuyển dụng cũng có thể nhanh chóng “đọc vị” được liệu bạn có phải là ứng cử viên sáng giá mà họ đang tìm kiếm? Nếu bạn mãi chẳng nhận được thư trúng tuyển từ nhà tuyển dụng, hãy xem thử bạn có từng mắc phải những lỗi dưới đây hay không.

Vén màn bí mật: Vì sao nhà tuyển dụng không chọn bạn?

Bạn không phù hợp với văn hóa công ty

Có thể bạn rất tài năng, nắm bắt các vấn đề và xử lí tình huống một cách nhanh nhẹn, sắc sảo, nhưng bạn lại chưa phải là mảnh ghép hoàn hảo để hoàn thiện bức tranh văn hóa của công ty. Khi bạn đạt đủ các tiêu chí về chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu cân nhắc liệu tính cách, tác phong làm việc của bạn có thật sự phù hợp với môi trường của họ. Nếu bạn không phù hợp, chắc chắn bạn sẽ bị gạch tên dù bạn giỏi đến đâu. Chẳng hạn, nếu một môi trường công ty đòi hỏi sự linh hoạt, năng động nhưng bạn lại tương đối bảo thủ, luôn muốn tuân theo các nguyên tắc rập khuôn thì nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc ngay về việc có nên chọn bạn hay không. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng việc bạn không phù hợp với vị trí này là điều có lợi cho cả đôi bên về lâu dài. Nếu công ty nhận bạn, một thời gian sau bạn sẽ nhận ra mình không phù hợp và dần trở nên chán nản. Cả bạn và công ty đều phải tốn thời gian và chi phí phát sinh để bắt đầu mọi thứ lại từ đầu.

Đề cập ngay đến lương thưởng và ngày nghỉ

Việc đề cập ngay đến chế độ lương thưởng và ngày nghỉ sẽ khiến nhà tuyển dụng nhận định bạn chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân khi gia nhập công ty. Thông thường, sau vòng phỏng vấn, nếu bạn đạt các tiêu chuẩn cần thiết ở vòng này, bộ phận nhân sự sẽ tiến hành liên hệ với bạn để thỏa thuận vấn đề lương bổng. Bạn không nhất thiết phải đề cập trực tiếp đến chuyện lương thưởng ngay từ đầu, trừ khi nhà tuyển dụng có nhắc đến. Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc ứng tuyển hoặc các kĩ năng bạn cần bổ sung thêm để phù hợp với vị trí này. Những câu hỏi mang tính chất tập thể sẽ giúp bạn ghi điểm tốt hơn những yêu cầu cá nhân. Do đó, đừng để mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng chỉ vì vội vàng quan tâm đến câu chuyện lương thưởng!

Thể hiện tài năng quá mức cần thiết

Một ứng viên thể hiện quá mức những kỹ năng của mình nhưng vẫn bị gạch tên khỏi vòng phỏng vấn, nguyên nhân là do đâu? Đôi khi, nhà tuyển dụng không tìm kiếm người giỏi nhất mà họ chỉ cần người phù hợp nhất. Một “siêu sao” chưa chắc đã là nhân tố mà nhà tuyển dụng cần. Hãy cố gắng thể hiện các kỹ năng của bạn một cách vừa phải và khiêm tốn. Tránh thể hiện quá phô trương dễ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thích thể hiện, “biết tuốt”. Trong mắt nhiều nhà tuyển dụng, những cá nhân như thế thường rất khó trao đổi, phối hợp làm việc tốt về lâu dài và ít có tinh thần tập thể. Do đó, bạn không cần phải tỏ ra là bạn biết tất cả mọi thứ. Hãy chỉ đào sâu trong phạm vi những tiêu chí công ty đang cần và “khoe khéo” tài năng của mình một cách tinh tế. Đừng để nhà tuyển dụng cho rằng bạn chỉ là một chú vẹt “biết nói” hay một chú công “khoe mẽ”, cơ hội để bạn tiến vào vòng trong sẽ khó khăn vô cùng.

Bạn không thể hiện được sự cam kết lâu dài

Một trong những điều nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm khi gặp gỡ ứng viên đó là đánh giá mức độ gắn bó hay hứng thú của ứng viên với công ty của họ. Họ cần đánh giá khả năng “ở lại” của bạn với công ty này trong bao lâu. Bởi lẽ, ác mộng chung của các nhà tuyển dụng chính là việc đầu tư thời gian và nguồn lực cho những nhân viên không có ý định ở lại lâu dài. Hãy cẩn trọng khi trả lời những câu hỏi đại loại như: Bạn sẽ thấy mình ở công ty như thế nào trong 5 năm nữa? Bạn sẽ phát triển ở vị trí này như thế nào? Các câu hỏi kiểu trên sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về nguyện vọng trong sự nghiệp và kế hoạch quá trình của bạn. Dựa vào đấy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem bạn có ở lại lâu dài với công ty hay không.

Vén màn bí mật: Vì sao nhà tuyển dụng không chọn bạn?

Nhận xét tiêu cực về lãnh đạo hoặc đồng nghiệp cũ

Dĩ nhiên có thể một phần lí do khiến bạn rời khỏi công ty cũ và quyết định tìm kiếm cho mình một bến đỗ mới nằm ở việc bạn từng có quá khứ không mấy tốt đẹp với sếp hoặc đồng nghiệp cũ. Tuy nhiên, dù là vấn đề cá nhân hay xuất phát từ bên ngoài, bạn cũng cần né tránh chủ đề nhạy cảm này khi phỏng vấn ở nơi làm mới. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hoài nghi khi bạn liên tục có những nhận xét tiêu cực về công ty cũ. Điều này rất dễ làm bạn mất đi độ thân thiện và khả năng hòa hợp với công ty. Nếu được hỏi về lí do bạn rời công ty cũ, hãy khéo léo tìm cách né sang chủ đề khác hoặc cố gắng trả lời theo chiều hướng tích cực (dù thật lòng bạn không mấy hài lòng về công ty cũ của mình).

Công ty thay đổi kế hoạch hoặc tìm thấy người khác tốt hơn

Có thể đôi khi nguyên nhân không nằm ở bạn mà lại là vấn đề từ phía chính sách của công ty. Bạn thể hiện mọi thứ vô cùng hoàn hảo nhưng công ty lại thay đổi kế hoạch tuyển dụng vào phút chót, hoặc họ đang chờ đợi “ứng viên vàng” tìm kiếm bấy lâu. Do đó, bạn có thể phải nằm trong danh sách chờ hoặc là lựa chọn thứ hai, thứ ba của nhà tuyển dụng. Nếu trong quá trình tuyển dụng, có một ứng viên khác cũng có những kỹ năng như bạn, nhưng lại trội hơn hoặc biết thêm một số kỹ năng phụ bên lề, hoặc thậm chí có khả năng ăn nói tốt hơn bạn, lợi thế sẽ hoàn toàn thuộc về ứng viên kia. Vì vậy, đừng buồn hoặc hoang mang khi bạn trượt phỏng vấn. Đôi khi vấn đề không phải ở cá nhân bạn mà bạn chỉ thiếu đi một chút may mắn mà thôi. Hãy cố gắng tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những lần tuyển dụng tiếp theo.

Chỉ vì những lỗi như trên mà bạn dễ dàng đi vào “vùng nguy hiểm” và nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ gọi tên bạn lần thứ hai. Nếu bạn có những vấn đề trên, hãy thử cố gắng tìm cách khắc phục khéo léo cho những lần phỏng vấn tới. Thế nhưng, quan trọng hơn hết, bạn hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và tích cực trong quá trình tìm việc làm. Điều này không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn có cả sự kiên nhẫn, hãy cố gắng nắm bắt cơ hội ngay khi có thể và đừng vội thất vọng chỉ vì nhà tuyển dụng chưa gọi bạn. Biết đâu ở ngoài kia, có một vị trí còn trống đang đợi bạn gõ cửa gọi tên đấy!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Khi bạn không được chọn trong một quá trình tuyển dụng, có thể có nhiều lý do tiềm ẩn mà bạn cần lưu ý. Một trong những lý do phổ biến là sự không phù hợp giữa kỹ năng và yêu cầu công việc. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào việc làm tài xế mà không có đủ kinh nghiệm hoặc chứng chỉ cần thiết, như bằng tuyển tài xế b2, tuyển phụ xe gấp đi làm ngay bạn có thể bị loại. Đối với những vị trí như việc làm lái xe TPHCM, việc thiếu những kỹ năng cụ thể có thể làm giảm cơ hội của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm bến tre mới nhất hoặc tuyển dụng cần thơ mà không có sự chuẩn bị đầy đủ, bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc nổi bật giữa các ứng viên khác. Những lỗi phổ biến như không cập nhật CV hoặc không chuẩn bị tốt cho phỏng vấn cũng có thể khiến bạn không được chọn.

Đối với những người đang tìm kiếm trợ giảng, việc làm Sa Đéc hay tuyển dụng Gia Lai, hoặc thậm chí có nhu cầu cần tìm việc làm gấp tại Hà Nội, việc không chuẩn bị đầy đủ có thể là một yếu tố quan trọng. Đừng quên rằng việc tìm kiếm việc làm không chỉ là về cơ hội có sẵn, mà còn là về cách bạn chuẩn bị và trình bày bản thân. Nếu bạn đang tìm jobs near me, hãy đảm bảo bạn phù hợp với yêu cầu công việc và có sự chuẩn bị tốt nhất để không bị bỏ qua.

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers