adsads
van phong cong luoc tranh ne thi phi ap che drama gioi nhu cung dau 3
Lượt Xem 37 K

 

#1. Chị chị, em em – đừng dèm pha nhau!

“Hai mặt” là điều tối kỵ nhất khi đặt chân bước vào nơi công sở. Có những đồng nghiệp hơi hơi xấu tính, ngoài mặt thể hiện bề ngoài thân thiết, gọi chị xưng em nhưng đằng sau lại quay ngoắt 180 độ, lời ra tiếng vào về chính bạn lúc nào không hay! Để né tránh thị phi này, sách lược đầu tiên là hãy luôn chân thành với tất cả mọi người, nhưng tuyệt nhiên cũng đừng thân thiết quá mức chia sẻ mọi chuyện riêng tư trừ khi đồng nghiệp cũng là bạn thân trong đời sống của bạn! Cố gắng giữ hòa khí nơi công sở, đừng quá thân thiết với chị A, lại quá xa cách chị B, bảo sao một ngày đẹp trời, chị B bỗng chốc giương cao ngọn cờ phản đối với mọi kế hoạch bạn đề ra thì bạn lại khó lòng chống đỡ!

#2. Tỏ thái độ trung lập, đừng “gió chiều nào theo chiều ấy”

Chuyện chia bè kết phái nơi công sở cũng khắc nghiệt không kém như “tranh sủng hậu cung” thời xưa. Tuy nhiên, chuyện lại càng khó xử hơn nếu như cả ngày bạn chỉ biết ngồi phân tích, dự báo tình hình “mưa bão” văn phòng, để lựa chọn phe phái tham gia. Chẳng có ai thích một nhân viên chỉ biết chạy theo những người đang được “đắc sủng”. Để tránh bị hoài nghi về sự tận tụy của mình, nếu đủ can đảm, bạn hãy quyết tâm lựa chọn một nhà lãnh đạo mẫu mực để cùng học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ người ấy hết mình trong công việc. Nếu bạn chỉ muốn tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, tốt nhất là hãy giữ thái độ trung lập với mọi đảng phái khi có “đấu đá” chốn văn phòng. Một khi bạn chẳng can dự hay dính líu đến bất kỳ xung đột nào, không ai có thể gây chuyện thị phi với bạn!

#3. Buôn năng lực chứ đừng “buôn dưa lê”

Nhiệm vụ của bạn đến công ty là để làm việc và chứng tỏ năng lực của mình. Bạn được trả lương để bán tài năng và gặt hái thành quả, không phải buôn chuyện và bán những trái “dưa lê” xấu xí nơi văn phòng. Người ta thường bảo: “nói dài, nói dai thành ra nói… dại”. Do đó, những cuộc trò chuyện thư giãn trong giờ nghỉ trưa tốt nhất chỉ kéo dài khoảng 5 – 10 phút đồng hồ. Thay vì làm “tổng đài 1088” về chuyện đồng nghiệp A, chị sếp B trong công ty, bạn có thể chia sẻ về sở thích cá nhân hoặc một số chủ đề chung có thể thảo luận nơi công cộng. Đừng quên rằng công sở là nơi “tai vách mạch rừng” nguy hiểm nhất! Một lời nói bạn vô tình buột miệng thốt ra, biết đâu ngày mai bạn sẽ nhận được email mời vào phòng uống trà cùng sếp không biết chừng!

#4. Giữ khoảng cách nhất định với sếp

Vấn đề này đặc biệt nhạy cảm khi sếp hiện tại của bạn giới tính nam! Có thể bạn và sếp chẳng có ý gì, nhưng sự hợp ý trong cách nói chuyện giữa bạn với sếp đôi lúc không thể tránh khỏi những cuộc trò chuyện thân tình hoặc hỏi thăm từ sếp. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ thành tâm điểm dư luận khi tin đồn bạn và sếp “có vấn đề” phát sinh. Khi đó, cho dù bạn có được thăng chức hay khen thưởng, vẫn sẽ có lời dị nghị cho rằng bạn không vươn lên bằng thực lực của mình mà chỉ dựa dẫm vào “cây cao bóng cả”. Hãy cố gắng giữ khoảng cách cần thiết với sếp, tránh tình trạng oan uổng không đáng có nhé.

#5. Vui thôi, đừng vui quá!

Một ngày buồn chán, bạn chợt nhận ra văn phòng mình đang làm việc quá tù túng và nghiêm túc. Để thêm chút sinh khí cho chốn công sở, bạn quyết định sẽ tổ chức những trò chơi nho nhỏ giải khuây cho anh chị em đồng nghiệp! Nếu bạn là một “virus vui vẻ”, chẳng mấy chốc những trò chơi của bạn sẽ được 100% đồng nghiệp hưởng ứng. Nhưng phàm làm việc gì, cũng đừng quên giới hạn bạn nhé. Những cuộc vui có thể kéo dài trong giờ nghỉ trưa, giờ giải lao buổi chiều hoặc chỉ kéo dài 5 phút để nạp năng lượng cho mọi người. Đừng tránh sa đà vào việc vui chơi quên nhiệm vụ, để rồi một “thanh niên nghiêm túc” nào đó trình báo lên sếp thì bạn sẽ là “tội nhân thiên cổ”!

#6. Yêu hay không yêu…thôi thì không yêu!

Tình công sở luôn là điều không thể tránh khỏi khi bạn tiếp xúc với hàng chục, có khi là hàng trăm đồng nghiệp khác giới suốt 8 – 9 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu anh chàng ấy không còn độc thân lại là chuyện hoàn toàn khác! Những mối quan hệ “ngoài luồng” như thế sẽ là đề tài muôn thuở để các bà Tám công sở thêu dệt hàng trăm dị bản khác nhau. Sau tất cả, bạn có muốn đánh đổi sự nghiệp và danh tiếng trong nghề của mình chỉ vì những cuộc tình vụng trộm chớp nhoáng? Hãy cố gắng tránh xa và nói không với mọi cám dỗ nhé. F.A thì vẫn sống vui như thường, nhưng thất nghiệp thì muôn đường khó sống!

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers