• .
adsads
Lượt Xem 6 K

Chắc hẳn ai cũng từng gặp phải tình huống băn khoăn có nên tham gia vào vị trí ứng tuyển đó hay không và trót nói câu từ chối. Bây giờ, bạn phát hiện ra công ty “năm ấy theo đuổi” lại tiếp tục mở đơn tuyển dụng cho vị trí đó? Hãy thử cân nhắc những yếu tố “được” và “mất” sau để đưa ra quyết định tiếp tục ứng tuyển lại vào công ty hay không bạn nhé.

Vị trí này tạo ra cho bạn nhiều cơ hội tiềm năng trong tương lai

Tại sao không thử “yêu lại từ đầu” chỉ vì ngại ngùng đã trót từ chối “offer” tuyệt vời này? Nếu công việc đem lại nhiều cơ hội phát triển tiềm năng hơn bạn nghĩ, thì còn chần chờ gì mà không nộp đơn ngay bây giờ! Đừng lo lắng nếu như nhà tuyển dụng nhớ ra bạn là người đã từng từ chối họ, hãy thành thật thể hiện mong muốn của bạn được tham gia vào công ty. Nhà tuyển dụng biết đâu sẽ gửi đến bạn một lá thư mời lần nữa đấy!

Công việc này luôn nằm trong “top” yêu thích của bạn

Chỉ vì một vài lí do trước đây mà bạn đã vội buông câu từ chối, nhưng dù sao đây vẫn là công việc bạn yêu thích thì ngại gì không nộp đơn ứng tuyển lại? Hãy nhớ rằng làm điều mình yêu thích bao giờ cũng tuyệt vời và thoải mái hơn là những công việc mang tính chất khuôn mẫu. Khi trong bạn luôn có sẵn tình yêu với vị trí này, biết đâu bạn sẽ phát triển thật tốt và luôn ngập tràn cảm hứng mỗi ngày khi đến công ty? Hãy cân nhắc ngay lợi ích này khi quyết định nộp đơn lại nhé.

Công ty đưa ra những lợi ích hấp dẫn kèm theo

Có thể lần trước bạn băn khoăn vì vị trí này chẳng có nhiều điều kiện hấp dẫn hoặc không tương xứng với khối lượng công việc đảm nhận. Nhưng lỡ như đợt tuyển dụng lần này công ty bỗng chốc bổ sung thêm nhiều lợi ích đặc biệt? Đừng quên đó là động lực để bạn có thể phấn đấu gặt hái nhiều thành tích trong công việc. Do đó, nếu vị trí “cũ” nhưng lại thêm lợi ích “mới”, thì việc nộp đơn lại công việc này là điều hoàn toàn đúng đắn.

Bạn đã sẵn sàng cho vị trí ứng tuyển này

Nếu lí do bạn từ chối “offer” trước đây của công ty là vì bạn chưa thật sự phù hợp đảm nhận công việc này, thì việc công ty tuyển dụng lại vị trí cũ là cơ hội để bạn nhìn lại năng lực của mình. Khi bạn nhận thấy bạn đã thật sự đáp ứng mọi điều kiện để bắt đầu hành trình với công ty, hãy chủ động tự tin liên hệ đến nhà tuyển dụng một lần nữa và chứng minh cho họ thấy rằng, bạn đã 100% sẵn sàng cho vị trí mình theo đuổi.

Tuy nhiên, đừng ứng tuyển khi bạn đã từ chối thẳng thừng trước đây…

Ứng tuyển lại vị trí ở một công ty bạn đã từng từ chối cũng giống như “quay lại với tình cũ”. Một khi bạn đã rất “phũ” với họ thì dĩ nhiên, biết đâu bạn đã có mặt trong “danh sách đen” mà họ không bao giờ muốn liên hệ lại. Vì vậy, nếu như trước đây bạn đã nói không một cách thẳng thừng và chẳng có nhiều hứa hẹn về hợp tác với công ty trong tương lai, thì lời khuyên dành cho bạn là nên tìm kiếm một công ty khác thay vì tiếp tục quay lại với công ty đã có ấn tượng không tốt về bạn.

Và không nên quay lại khi bạn chưa tìm hiểu kỹ càng!

Nếu chỉ vì những lợi ích mới cực hấp dẫn kèm theo mà bạn tiếp tục ứng tuyển lần nữa thì hoàn toàn không nên. Hãy cố gắng tìm hiểu thật kĩ tiềm năng phát triển dài lâu của công việc. Ngoài ra, bạn nên nhớ lại những lí do vì sao trước đây bạn từ chối “offer” này và so sánh với hiện tại, liệu bạn đã sẵn sàng chấp nhận những nguyên nhân đó để bắt đầu theo đuổi công việc? Hãy đào sâu và tìm hiểu kỹ lưỡng để chắc rằng, bạn sẽ có một hành trình tuyệt vời với công ty và không làm tốn quá nhiều thời gian của nhà tuyển dụng nhé.

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers