adsads
Bản sao của  Chăm chỉ biến may mắn thành cơ hội bứt phá  3
Lượt Xem 88 K

Xây dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ được xem như một “nhu cầu thiết yếu” giúp cuộc sống và công việc của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn. Ở những thời điểm khác nhau, giá trị mà mối quan hệ đó mang lại cũng khác nhau. Đó có thể là người giúp bạn giải tỏa căng thẳng, áp lực hoặc có thể là người giúp bạn phát triển bản thân và mang lại những cơ hội thành công hiếm có.

Tại sự kiện Begin.Again do VietnamWorks tổ chức, doanh nhân Thái Vân Linh đã chia sẻ rằng: “Thời còn trẻ, có thời gian gần cả một năm chị đã chọn work – life balance. Chị rời công ty ngay khi hết giờ làm việc, và dành thời gian buổi tối cho những cuộc tụ tập bạn bè, cho những cuộc hẹn hò. Nhưng ở thời điểm hiện tại, khi đã ở một vị trí nhất định trong sự nghiệp của mình, những mối quan hệ đó, con người đó dường như không còn ở đó nữa. Ngược lại, ở cạnh chị hiện tại là những người bạn không nhất định phải dùng quá nhiều thời gian để nuôi dưỡng, dùng công việc để đánh đổi, nhưng chỉ cần đủ chân thành và mong muốn nuôi dưỡng từ cả chị và họ.”

Có lẽ, đây không phải là câu chuyện của riêng chị Linh mà là câu chuyện của rất nhiều người trong chúng ta. Vậy khi chúng ta 25 – 30 tuổi, đâu là những mối quan hệ chúng ta nên xây dựng?

 

Xây dựng những mối quan hệ trước năm 24 tuổi

Ở những không gian và thời gian khác nhau, bạn sẽ có những mối quan hệ khác nhau. Trước năm 24 tuổi, đa phần những người mà bạn dành nhiều thời gian là bạn bè “đồng môn”, chung trường lớp, và một số ít đồng nghiệp và đối tác ở nơi làm đầu tiên. Và dù muốn hay không, thì những mối quan hệ trước thời điểm này sẽ có phần ít gắn kết hơn, thay vào đó ta tập trung hơn cho những sự liên kết xoay quanh công việc hiện tại. Tuy nhiên, có không ít người luôn muốn gìn giữ tất cả những mối quan hệ trước đó và dành nhiều thời gian cho nó.

Điểm chung của các mối quan hệ trước năm 24 tuổi là những cuộc gặp gỡ giải trí, cùng nhau trò chuyện, trà sữa, tiệc tùng, mua sắm; hay kể nhau nghe về những vấn đề cá nhân chứ không liên quan nhiều đến công việc hay học tập. Thông thường, ở giai đoạn này, bạn mất khá nhiều thời gian cho cuộc gặp gỡ vì bạn sẽ huyên thuyên mọi chuyện. Tuy nhiên, mối quan hệ trước năm 24 tuổi sẽ nghiêng về việc giúp ta thư giãn hơn là mang lại những giá trị nhất định cho bản thân.

 

Góc nhìn khác về việc xây dựng mối quan hệ khi đi làm

Khi đi làm, bạn không còn nhiều thời gian dành cho những cuộc hẹn trước đó. Tuy nhiên, nó sẽ mang lại cho bạn những cơ hội để hoàn thiện và phát triển bản thân của mình hơn. Đó là khi bạn bắt đầu dành thời gian ít ỏi nhưng quý giá của mình cho những con người xoay quanh công việc như đồng nghiệp, đối tác, người cùng ngành… thì quỹ thời gian của bạn cũng xoay quanh những vấn chính về công việc và những thứ liên quan.

Bạn sẽ có ít thời gian để vui chơi, giải trí nhưng bù lại bạn có thời gian để học hỏi, để nhận ra ưu nhược điểm, kinh nghiệm của bản thân và có những kế hoạch phát triển phù hợp. Hơn nữa, khi bạn có thời gian làm quen với mọi người, bạn sẽ có được mối quan hệ mới trong công việc và khi có điều cần trao đổi, nhờ cậy bạn cũng có thể dễ dàng đạt được. Ngược lại, khi họ cần giúp đỡ, sẽ tìm đến bạn và bạn lại được học hỏi, làm việc, phát huy và nắm bắt được cơ hội phát triển.

Vì thế, khi đi làm, bạn sẽ có xu hướng xây dựng mối quan hệ xoay quanh công việc và mang lại giá trị thực sự cho bản thân bạn và cả người khác.

 

Người trẻ cần xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ như thế nào?

Từ những điều trên, bài học rút ra rằng, khi còn ở độ tuổi 24, 25 hoặc thậm chí trẻ hơn nữa, người trẻ như chúng ta cần học cách xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ của mình một cách đúng đắn. Chúng ta không nên để những cuộc gặp gỡ tán gẫu cứ trôi đi vì những câu chuyện ngôi sao hay showbiz, mà thay vào đó ta có thể hướng cuộc trò chuyện đến những chủ đề hữu ích hơn như các khóa học, cách giao tiếp, kinh nghiệm làm việc, cách xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp…

Bên cạnh đó, chúng ta có thể tập trung đến việc xây dựng mối quan hệ mang tính đường dài hơn, bằng cách tạo ra giá trị cho nhau. Chúng ta sẽ cho đối phương được những gì và học hỏi được những gì để cùng nhau phát triển. Những người bạn như vậy sẽ vô tình tạo cho bạn nhiều động lực hơn để cùng họ gắn kết lâu dài, từ đó có được những kinh nghiệm mới và có thể giúp cho kế hoạch phát triển bản thân diễn ra thuận lợi, tác động tích cực đến lộ trình thăng tiến nghề nghiệp về sau.

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Doanh nhân Thái Vân Linh: Chăm chỉ biến may mắn thành cơ hội bứt phá!

Mức lương không như mong đợi, chưa tìm được cơ hội thăng tiến, chưa có cơ hội phát huy thế mạnh bản thân trong công việc luôn là những trăn trở của rất nhiều người đi làm, đặc biệt là nhân sự có kinh nghiệm và các cấp quản lí. Thấu hiểu được những trăn trở đó, VietnamWorks đã khởi xướng hành trình Begin.Again nhằm mang đến cho người tìm việc những giải pháp và tìm thấy cơ hội bứt phá trong sự nghiệp.

Cùng với đó, sự kiện Begin.Again nằm trong chuỗi hành trình diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội vào ngày 27/7 và 3/8 vừa qua đã là cầu nối hữu ích giữa người tìm việc cùng Doanh nhân Thái Vân Linh và các nhà lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam. HR Insider cho ra chuỗi bài viết dựa trên những chia sẻ của các diễn giả tại sự kiện với hy vọng giúp bạn tìm ra những giải pháp sự nghiệp cho riêng mình!

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers