• .
adsads
1.1
Lượt Xem 12 K

Hối hận vì đã thiếu chăm chút thư từ chối

Ngày mới ra trường, tôi đã nộp đơn ứng tuyển vào một công ty mà tôi mơ ước, tại thời điểm đó vì quá lo lắng không tìm được việc nên tôi đã vội apply cho vị trí Sales. Mặc dù tôi đã tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân Marketing. Cũng vào lúc đó, tôi cũng nộp cho vị trí Marketing ở một công ty khác cho đúng chuyên ngành. Một khoảng thời gian sau, nhận được cả hai offer cho cả hai vị trí ở hai công ty khác nhau, tôi đã rất băn khoăn. Cuối cùng, chọn mảng Marketing là quyết định của tôi tại thời điểm đó. Dù ăn điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng với vị trí Sales nhưng tôi đã từ chối vì cảm thấy bản thân không phù hợp. Nhưng thay vì viết thư từ chối một cách lịch sự tôi đã viện lý do nhà xa không đi làm được và tránh nghe điện thoại khi nhân sự gọi. 

Từ chối offer thiếu tinh tế, tôi nhận "trái đắng" ngay lập tức

Một thời gian sau, tôi có dự định chuyển sang ngành Sales vì công ty cũ là một công ty đầu ngành trong lĩnh vực này.  Tôi hăm hở nộp đơn xin việc với mong mỏi được làm việc tại đây. Tôi vượt qua vòng CV, vòng kiểm tra trực tuyến và cuối cùng là vòng phỏng vấn. Tại đây, tôi lại được gặp chính nhà tuyển dụng đã từng phỏng vấn tôi trước đây. Tôi lấy hết tự tin và kỹ năng cùng những kinh nghiệm trong công việc trước đây để trả lời vòng phỏng vấn một cách suôn sẻ đến nỗi tôi gần như chắc chắn rằng mình sẽ được tuyển dụng, cho tới khi tôi nhận được email từ chối từ công ty.

Sau lần vấp ngã ấy tôi nhận ra một điều, đừng bao giờ nói dối, hãy thẳng thắn nói cho họ biết những vấn đề bạn đang gặp phải và nguyện vọng của bạn. Hãy cho họ biết rằng bạn quý công ty nhưng không thể nhận vị trí đó được, tuy nhiên bạn vẫn sẽ theo dõi các tin tức tuyển dụng và nhất định sẽ hợp tác khi có cơ hội. Sự thành ý của bạn của bạn sẽ gây được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng và đó cũng chính là cơ hội cho bạn tại một vị trí lý tưởng trong tương lai.

 

Những lưu ý khi viết thư từ chối: 

Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể đề xuất những lưu ý và cách để viết thư từ chối công việc như sau:

  • Thông báo sớm cho nhà tuyển dụng rằng bạn không thể tiếp nhận công việc. Khi bạn quyết định không làm việc cho công ty ứng tuyển, bạn cần lập tức viết email thông báo cho nhà tuyển dụng. Việc thông báo kịp thời sẽ giúp nhà tuyển dụng có thời gian để lên phương án tuyển dụng người mới và không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. 
  • Viết đơn giản, súc tích.
  • Cảm ơn nhà tuyển dụng. Bày tỏ lời cảm ơn với nhà tuyển dụng để cho họ thấy rằng bạn tôn trọng họ.
  • Đưa ra lý do nhưng không cần đề cập quá chi tiết. Lý do mà bạn đưa vào thư từ chối nhận việc nên đơn giản và mang tính chủ quan. Bạn nên tránh nói là công ty không phù hợp với bạn, bạn không có hứng thú với việc ở công ty nữa hay bạn đã nhận làm việc cho công ty khác,… Bởi vì những lý do này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp sự chuyên nghiệp của bạn.

Từ chối offer thiếu tinh tế, tôi nhận "trái đắng" ngay lập tức

 

Mẫu thư từ chối công việc

Dưới đây là mẫu đơn từ chối offer mà bạn có thể tham khảo:

Tên của bạn

Địa chỉ

Số điện thoại liên hệ

Email

Ngày

 

Tên người tuyển dụng

Vị trí

Tên công ty

Địa chỉ

 

 Thân gửi…,

 

Cám ơn rất nhiều về vị trí [vị trí ứng tuyển] mà anh (chị) đã dành cho tôi tại [công ty ứng tuyển]. 

Tôi hiểu được những lợi ích và trợ cấp mà công ty mang lại cho nhân viên nhưng tôi cảm thấy bản thân mình không phù hợp với vị trí mà công ty đề nghị. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi phải từ chối đề nghị của công ty.

Cảm ơn vì đã dành thời gian cho tôi.

Chúc công ty ngày một phát triển.

 

Trân trọng, 

[Chữ ký]

Họ và tên

Ngoài những cách viết thư từ chối công việc và mẫu thư từ chối nhà tuyển dụng chúng tôi đề cập, bạn có thể tham khảo thêm từ những người quen biết có kinh nghiệm dày dặn. Chúc bạn thành công!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers