adsads
Untitled design 5
Lượt Xem 72 K

Nhiều ứng viên thường đánh mất cơ hội “ngàn vàng” chỉ vì không biết cách cứu vãn tình thế vì không có nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc. Hãy mang theo những kinh nghiệm phỏng vấn dưới đây làm hành trang để luôn bình tĩnh xử lý mọi tình huống trong các buổi phỏng vấn sắp đến.

Kỹ năng phỏng vấn

Kỹ năng phỏng vấn

Thời gian là vàng bạc. Đừng bao giờ đến muộn

Đi muộn giờ phỏng vấn luôn là con đường ngắn nhất khiến nhà tuyển dụng khép lại cánh cửa cơ hội cho bạn. Từ hành động đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có kinh nghiệm phỏng vấn kém. Việc đến trễ sẽ phản ánh ứng viên là người có tác phong thiếu chuyên nghiệp và không nghiêm túc đối với vị trí ứng tuyển, cũng như thiếu sự tôn trọng tối thiểu với đối phương. Khi bạn đến trễ sẽ ảnh hưởng cả thời gian của cả những cuộc phỏng vấn tiếp theo đó. Vì vậy, chỉ cần 01 phút chậm chân, nhiều nhà tuyển dụng sẽ không muốn tiếp tục dành thời gian cho bạn hay thậm chí lắng nghe mọi lời giải thích muộn màng từ phía ứng viên.

Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần chuẩn bị lộ trình cũng như tính toán thời gian di chuyển hợp lí nhằm đến buổi phỏng vấn sớm ít nhất từ 5-10 phút. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn hãy liên lạc ngay với nhà tuyển dụng, thành thật xin lỗi họ và đưa ra lời giải thích hợp lý cho việc đi trễ của mình. Bạn cần chú ý lắng nghe thái độ từ phía nhà tuyển dụng để ra quyết định liệu có nên sắp xếp khoảng thời gian phù hợp sau đó cho buổi phỏng vấn hay hẹn lại vào buổi hôm sau. Hãy xin lỗi bằng tất cả sự chân thành và nếu có cơ hội tiếp tục tham gia phỏng vấn, bạn nên dành ít phút đầu tiên để trực tiếp gửi lời cảm ơn đến các nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm phỏng vấn mách bạn đừng im lặng tới khi bạn đến muộn mới đưa ra lời bào chữa, điều này sẽ khiến họ đánh giá ngay rằng bạn đang cố tìm cách giải thích cho việc đi trễ của mình.

Bối rối trước những câu hỏi bất ngờ

Dù bạn đang cất giữ cả “kho tàng” câu hỏi phỏng vấn phong phú đến đâu, nhà tuyển dụng vẫn có cách để “bắt bài” bạn bằng những câu hỏi vô cùng hóc búa và lắt léo. Khi họ đột ngột hỏi bạn một câu bạn chưa có sự chuẩn bị từ trước, bộ não của bạn sẽ bắt đầu quay cuồng tìm kiếm câu trả lời, kéo theo tâm lí hoang mang khiến bạn mất khả năng tập trung suy nghĩ.

Đừng trả lời ngay lập tức rằng “tôi không biết” hoặc dong dài với những câu thảo luận ngoài lề không liên quan đến câu hỏi. Nếu như bạn thật sự không biết câu trả lời, hãy thành thật trình bày một cách khéo léo thể hiện thái độ bạn luôn sẵn sàng học hỏi để bổ sung lượng kiến thức bạn chưa có. Nếu bạn chưa kịp trả lời hoặc suy nghĩ quá chậm khiến nhà tuyển dụng chuyển qua câu hỏi mới, hãy ghi nhớ đáp án để xin phép được trình bày ngay sau cuối buổi phỏng vấn. Điều này giúp bạn bộc lộ kỹ năng giải quyết vấn đề phỏng vấn tốt, bạn luôn lưu ý đến mọi thứ và sẵn sàng giải quyết triệt để hoàn toàn.

Chuông điện thoại reo khi đang phỏng vấn

Kinh nghiệm phỏng vấn của nhiều người cho rằng việc quên tắt chuông điện thoại luôn là sai lầm cơ bản nhưng hầu như ai cũng từng mắc phải khi đi phỏng vấn. Việc để tiếng chuông reo lên trong không gian nghiêm túc sẽ làm giảm uy tín cũng như độ chuyên nghiệp của ứng viên.

Phản ứng đầu tiên của bạn nên là tắt chuông điện thoại ngay lập tức và xin lỗi nhà tuyển dụng thật khéo léo như: “Thật xin lỗi. Điện thoại của tôi ảnh hưởng đến quá trình phỏng vấn của anh/chị. Chúng ta có thể tiếp tục được không ạ?” Nếu bạn vô tình quên tắt chuông hoặc đang chờ đợi một cuộc gọi quan trọng, hãy giải thích lý do khẩn cấp này và xin phép nhà tuyển dụng để được ra ngoài nghe điện thoại trong giây lát. Nếu bạn đưa ra vấn đề hợp lý, nhà tuyển dụng sẽ không phiền lòng mà đánh dấu trừ vào hồ sơ của bạn.

Lỗi phỏng vấn cần lưu ý

Lỗi phỏng vấn cần lưu ý

Đặt vấn đề lương bổng quá vội vàng

Phỏng vấn chính là thời điểm thích hợp để ứng viên tham khảo về mức lương thỏa thuận với công ty nhưng đó có thể là một câu hỏi sai lầm khi bạn đặt vấn đề quá sớm hoặc hấp tấp khi chưa tìm hiểu kĩ càng. Điều này dễ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng rằng bạn chọn công việc này chỉ vì mức lương hấp dẫn hoặc bạn quan tâm lương thưởng nhiều hơn là đam mê hay yêu thích vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nếu đã lỡ đề cập đến chuyện tiền nong ngay từ buổi đầu gặp gỡ, bạn vẫn có thể “chữa cháy” theo kinh nghiệm phỏng vấn sau

Khi vấn đề lương bổng khiến không khí buổi phỏng vấn trở nên căng thẳng, bạn hãy nhanh chóng cứu vãn bằng cách thể hiện sự hào hứng và phấn khích với vị trí ứng tuyển này, đồng thời bày tỏ quan điểm rằng bạn chỉ đang đảm bảo quyền lợi cho cá nhân mình chứ không bao gồm mục đích nào khác. Hãy ứng xử một cách nhanh nhạy như: “Xin lỗi nếu như tôi hơi vội vàng về vấn đề này, nhưng tôi thật sự trân trọng cơ hội anh/chị đã trao cho tôi. Đây là một công việc vô cùng hấp dẫn nằm trong khả năng và đam mê của tôi. Tôi rất nóng lòng muốn trải nghiệm với các quyền lợi phù hợp dành cho mình.”

Trả lời sai một vấn đề nào đó

Đôi lúc, vì áp lực tâm lý hoặc thiếu kinh nghiệm phỏng vấn, bạn dễ mắc sai lầm trong việc trả lời sai một vấn đề khi đối đáp với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, họ sẽ không bao giờ nhắc nhở hoặc bày tỏ biểu hiện rằng bạn đang trả lời sai, hãy thận trọng trước mỗi câu nói của mình. Nếu trong lúc phỏng vấn, bạn vô tình nhận ra mình vừa trả lời nhầm một ý nào trước đó, nhưng nhà tuyển dụng đã sang câu hỏi mới, đừng nhanh chóng kéo họ trở về với câu hỏi ban nãy. Điều này rất dễ khiến nhà tuyển dụng khó chịu và đánh giá bạn là người thiếu trật tự và bộp chộp trong công việc.

Hãy để dành câu trả lời đến cuối buổi phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có câu hỏi nào đặt ra cho họ không. Áp dụng kinh nghiệm phỏng vấn tại trường hợp này là bạn cần đáp một cách khéo léo như: “Lúc nãy có đề cập đến vấn đề X, tôi có đưa ra một số qua điểm abc nhưng sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi nghĩ chúng ta nên hiểu vấn đề này theo hướng… Không biết anh/chị có thể cho tôi xin ít phút để trình bày không?”

Nếu như bạn nhận ra mình đã trả lời sai sau khi rời cuộc phỏng vấn, trước hết hãy bình tĩnh trấn an rằng bản thân đã làm tốt và không có câu trả lời nào thật sự hoàn hảo. Hãy làm rõ lại việc trả lời thông qua lá thư cảm ơn nhà tuyển dụng. Việc e-mail đến nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn cho thấy bạn là người thật sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển, cũng như bạn luôn chú ý xem lại mọi vấn đề bạn đưa ra trong buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ luôn đánh giá cao những ứng viên có kinh nghiệm phỏng vấn tốt. Điều này giúp bạn ghi điểm hơn trong quá trình đưa ra quyết định cuối cùng.

Kinh nghiệm phỏng vấn chi tiết

Kinh nghiệm phỏng vấn chi tiết

Dĩ nhiên bạn không thể quay ngược thời gian để “cứu vãn” mọi tình huống sai lầm bạn mắc phải trong suốt buổi phỏng vấn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể xem như tích góp thêm kinh nghiệm phỏng vấn cho buổi xin việc sau. Cách tốt nhất để “chữa cháy” mọi sai lầm là đừng để chúng bao giờ xảy ra. Bạn cần chuẩn bị và tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn từ người đi trước, tập luyện thái độ tự tin và bình tĩnh trước mọi trường hợp cũng như ghi nhớ những thông tin cần thiết. Hãy chú ý đến từng chi tiết nhỏ và tỏ ra bạn là người có trách nhiệm, “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, đừng mắc lại cùng một sai lầm khi bạn có thể phòng tránh ngay từ ban đầu.

Tham gia ứng tuyển ngay để nắm phần trăm thành công đậu từ tình hình chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-11 tuyển dụng tại đây!

— HR Insider —

Tìm kiếm ngay các cơ hội việc làm hấp dẫn ngay hôm nay tại vietnamworks.com

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers