• .
adsads
Untitled design 9
Lượt Xem 10 K

Không phải lúc nào bạn cũng áp dụng cùng một kiểu trả lời phỏng vấn cho cùng câu hỏi “Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?”. Sự qua loa và mô típ trong lối đối đáp có thể khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thay vào đó, nếu áp dụng 3 tuyệt chiêu sau, bạn có thể tìm ra phương án đối phó linh hoạt và khéo léo hơn cho câu hỏi này.

 

1. Nghĩ về chất lượng, thay vì số lượng

Cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi: “Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?”

Hãy bắt đầu với những điều bạn chưa từng làm. Câu trả lời tồi tệ nhưng lại phổ biến nhất chính là một bản trích dẫn liệt kê hàng loạt những đức tính tốt mà một ứng viên cần có (nhưng khá chung chung). Đại loại như cởi mở, tỉ mỉ, chăm chỉ, độc lập, thân thiện,… và rất nhiều những điểm mạnh “khiêm nhường” khác mà các ứng viên muốn khoe khoang một cách phô trương đến nhà tuyển dụng.

Để đứng vững ở ranh giới giữa sự tự tin và ngạo mạn, chắc chắn rằng bạn không nên áp dụng phương pháp liệt kê hàng loạt tính từ sai lầm như trên. Dĩ nhiên bạn muốn “chào bán” bản thân như một “Mr./Mrs. Right” cho vị trí này. Thế nhưng bạn sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng tốt hơn bằng cách lược bỏ bớt những tính từ thể hiện điểm mạnh thường gặp, và thay vào đó bằng một số ý trọng tâm thể hiện đúng con người và phong cách làm việc của bạn.

Cách thông minh số 1 chính là chọn ra từ 1 đến 3 ưu điểm lớn nhất mà bạn có thể tự tin trình bày (tùy thuộc vào câu hỏi yêu cầu liệt kê một hay nhiều điểm mạnh). Đừng quên rằng những kĩ năng phải thật sự phù hợp hoặc linh động để đáp ứng được nhu cầu công việc đang tuyển dụng. Chẳng hạn, nếu vị trí đòi hỏi việc phải làm việc với khách hàng, kĩ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ sẽ chiếm thế trọng tâm thay vì hàng loạt tính từ vô nghĩa. Hoặc nếu môi trường công ty đòi hỏi sự linh hoạt nhạy bén, những tính cách dễ dàng thích nghi, làm được nhiều việc cùng lúc, hay học hỏi cực nhanh sẽ giúp bạn ghi điểm tốt hơn.

 

2. Củng cố độ chân thật bằng những câu chuyện

Cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi: “Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?”

 

Điều quan trọng nhất là hãy luôn chắc rằng bạn có những bằng chứng, hoặc câu chuyện thật để làm “hậu thuẫn” cho những thế mạnh bạn chia sẻ. Đừng bắt nhà tuyển dụng phải tin tưởng việc bạn sở hữu các ưu điểm này mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng cụ thể nào.

Hãy bắt đầu bằng cách trả lời phỏng vấn một cách trực tiếp, sau đó dẫn vào những câu chuyện riêng biệt để cá nhân hóa thế mạnh, biến chúng thành của riêng bạn. Ví dụ: “Tôi nghĩ rằng thế mạnh của tôi là khả năng giao tiếp ổn và luôn sẵn sàng đón nhận các ý tưởng mới. Chẳng hạn như trong lần thực tập trước khi tôi hỗ trợ việc quản lý các tài khoản mạng xã hội của công ty, tôi luôn đảm bảo rằng mọi người trong nhóm luôn sử dụng cùng một trang và thực hiện chiến lược truyền tải thông điệp của chúng tôi đến họ bằng cách gửi email đến họ đều đặn mỗi tuần để cập nhật thông tin và thu nhận phản hồi. Cách làm này vô cùng hiệu quả đến mức việc theo dõi bảng tin cập nhật từ các trang mạng xã hội công ty trở thành một phần trong quy trình làm việc của các nhân viên.

 

3. Tìm ra các lỗ hổng và xử lí chúng

Cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi: “Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?”

 

Điều tuyệt vời của những câu hỏi về thế mạnh, ưu điểm đó là chúng là những câu hỏi mở yêu cầu những câu trả lời phỏng vấn linh hoạt. Bạn có thể biến tấu mọi cách trả lời đa dạng mà bạn muốn. Vì vậy, cách tốt nhất để tiếp cận câu hỏi kiểu này đó là hãy nghĩ về điều làm bạn muốn chia sẻ trong suốt buổi phỏng vấn nhưng chưa có cơ hội để trình bày. Có kĩ năng nào bạn muốn nhấn mạnh hay không? Có thể bạn có một câu chuyện đắt giá về khả năng làm việc nhóm nhưng lại chưa được trình bày trước nhà tuyển dụng. Và đây chính là “lỗ hổng” tạo ra cơ hội để bạn nhảy vào đấy!

Ngoài ra, nếu bạn nhận được câu hỏi này vào cuối buổi phỏng vấn và bạn gần như đã nhào nặn xong mọi thứ trước mắt nhà tuyển dụng, một cách tiếp cận khác đó là trình bày lí do hoặc cơ sở chứng tỏ rằng bạn thật sự phù hợp với vị trí ứng tuyển và tương lai ở công ty. Giả sử bạn đã hoàn thành việc nghiên cứu về công ty trước buổi phỏng vấn, bạn sẽ biết rằng công ty đánh giá sự các thế mạnh này như thế nào.

Dĩ nhiên bạn chỉ có thể áp dụng chiến thuật này khi những giá trị của cá nhân bạn thật sự hài hòa với giá trị công ty. Nếu đúng như vậy, bạn có thể áp dụng ngay vào câu trả lời phỏng vấn, chẳng hạn như: “Tôi phải nói rằng một trong những điểm mạnh lớn nhất của tôi đó là khả năng phối hợp. Do đó, nếu cơ hội được làm việc trong một nhóm, đó sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho tôi. Tôi thấy rằng làm việc trong một công ty coi trọng các giá trị tập thể sẽ giúp tôi thể hiện mình tốt nhất.”

 

 Áp dụng các mẹo phỏng vấn ngay bằng cách tìm cho mình một công việc phù hợp tại VietnamWorks

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers