• .
adsads
Untitled design 109
Lượt Xem 8 K

Sau khi trải qua vòng chọn lọc đơn xin việc khắt khe từ nhà tuyển dụng, bạn sẽ lại tiếp tục bắt đầu một hành trình gian nan mới. Đó chính là chuẩn bị cho buổi trả lời phỏng vấn xin việc. Đừng nghĩ việc trả lời phỏng vấn là đơn giản, bởi nó sẽ là yếu tố cuối cùng để nhà tuyển dụng đánh giá bạn có thích hợp với vị trí việc làm này hay không.

Warren Buffett – một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới đã nói rằng “Mất 20 năm để gây dựng danh tiếng và mất 5 phút để phá hủy nó. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ làm mọi thứ khác biệt”. 

Cẩn trọng trong mọi vấn đề chính là bí quyết để thành công. Chính vì thế, để chắc rằng bạn sẽ được nhận vào vị trí công việc mình muốn thì điều đầu tiên chính là cẩn trọng trong việc chuẩn bị câu trả lời cho buổi phỏng vấn xin việc.

Những câu trả lời trong buổi phỏng vấn xin việc mà bạn nên chuẩn bị trước bao gồm những nội dung nào?

 

1/ Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân

Hầu hết trong bất kỳ buổi trả lời phỏng vấn xin việc nào thì câu hỏi này luôn là bước đệm đầu tiên. Và các ứng viên thì luôn cảm thấy thoải mái với những câu hỏi đơn giản như thế này. Thế nhưng, câu hỏi tưởng chừng đơn giản này có thể khiến bạn bị mất điểm với nhà tuyển dụng đấy.

Nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian để lắng nghe bạn kể về bản thân và lặp đi lặp lại những điều bạn đã viết trong đơn xin việc. Vì thế ở phần giới thiệu này bạn nên trình bày một cách ngắn gọn, cô đọng thông tin chính của bản thân.

Hãy mở đầu cho câu hỏi này bằng câu nói “Tôi biết nhà tuyển dụng rất bận rộn nên tôi xin phép được nói những điều chưa được đề cập đến trong đơn xin việc”…Từ câu nói này, bạn bắt đầu triển khai những ý quan trọng khác để khiến nhà tuyển dụng cảm thấy tò mò và thích thú.

Lưu ý: Nhà tuyển dụng đều có cặp mắt nhìn người rất tài, vì thế bạn đừng nói quá về bản thân. Hãy trung thực và trình bày súc tích các ý chính.

 

2/ Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Ở câu hỏi này, bạn không nên trả lời một cách e dè và ngập ngừng. Bạn cần tỏ ra tự tin và trả lời với một tâm thế thoải mái để họ cảm thấy rằng bạn thực sự có năng lực để thực hiện công việc này.

Tổng hợp những câu trả lời phỏng vấn xin việc hay nhất

Câu nói mà bạn nên nói khi bắt đầu trả lời phỏng vấn chính là “Tôi có đầy đủ kinh nghiệm, kỹ năng cũng như tố chất đáp ứng được yêu cầu công việc mà quý công ty yêu cầu”. 

Tiếp đó hãy giải thích lý do, bởi lý thuyết suôn sẻ không đủ thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn cần kèm theo đó những minh chứng cụ thể “Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm tại vị trí tương tự/ trong lĩnh vực này/….

Cuối cùng, sau khi đã chứng minh bằng công việc và số liệu cụ thể thì hãy chốt lại vấn đề để khẳng định lời nói của bạn. “Tôi tin rằng bản thân là ứng cử viên thích hợp mà quý công ty đang tìm kiếm. Bởi ngoài khả năng làm việc như các ứng viên khác tôi còn có điểm mạnh là….(liệt kê những điểm mạnh nổi trội của bản thân cho nhà tuyển dụng).

3/ Bạn có thể làm gì để bù lại việc thiếu kinh nghiệm làm việc? 

Đa phần các nhà tuyển dụng ngày nay đều yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 6 tháng. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc rồi thì thật tuyệt. Nhưng nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm thì nên trả lời thế nào trước câu hỏi này?

Bạn có thể luồn lách và khôn khéo giải quyết câu hỏi này như sau. 

Tôi biết rằng quý công ty đang tìm kiếm một ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, tôi cảm thấy những ứng viên ít kinh nghiệm cũng có những ưu điểm nổi bật riêng. Bản thân tôi có đam mê với công việc này và tôi luôn không ngừng học hỏi những điều mới mẻ. Và đối với những người đã có kinh nghiệm việc làm thì chưa chắc họ đã chịu thay đổi để làm mới.

Tiếp theo phần trả lời phỏng vấn trên, bạn nên đề cập đến việc “Tuy rằng tôi có ít kinh nghiệm làm việc nhưng tôi đã nắm vững kiến thức về lĩnh vực này và tôi chắc rằng bản thân sẽ áp dụng nó vào thực tiễn thật hiệu quả.

Cuối cùng, hãy chứng minh rằng bạn sẵn sàng học hỏi thêm để làm tốt công việc được giao. Tôi sẽ học hỏi từ đồng nghiệp công ty, các phương tiện truyền thông như báo đài, sách và internet để biết thêm về công việc này và hoàn thành nó tốt nhất có thể.

 

4/ Bạn mong muốn mức lương như thế nào?

Hãy nói cho nhà tuyển dụng biết mức lương mà bạn đã được hưởng ở vị trí tương đương và nên nói chính xác mức lương của mình vì có thể họ sẽ xem xét và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn khác.

Nếu bạn tự tin với kinh nghiệm việc làm của mình thì có thể thỏa thuận một mức lương mong muốn với nhà tuyển dụng. Còn nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy thử tham khảo ý kiến từ những người đi trước ở vị trí việc làm tương tự.

Hãy ghi nhớ kinh nghiệm quý báu của Warren Buffett – cẩn trọng trong mọi vấn đề và cẩn trọng trong tất cả những câu trả lời phỏng vấn bạn nhé. Chúc bạn thực hiện buổi phỏng vấn thành công.

Xem thêm các tin tuyển dụng việc làm khắp khu vực phổ biến:

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers