• .
adsads
Picture1 15
Lượt Xem 3 K

Bạn đang lo lắng không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì trong buổi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng? Bạn nên chuẩn bị những câu hỏi nào trước khi đến buổi phỏng vấn để có thể chinh phục nhà tuyển dụng?  HR Insider đã tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn của mình nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Cùng xem nhé!

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và câu trả lời? 

Đây là bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp và câu trả lời chi tiết giúp bạn có thể tham khảo và ghi điểm cao với nhà tuyển dụng. 

  1. Theo bạn đâu là yếu tố quyết định hành vi mua hàng của khách hàng?

Bạn cần giữ sự tập trung khi trả lời câu hỏi này. Hàng hóa ở bất kỳ đâu cũng sẽ nhiều và đa dạng, do đó câu trả lời của bạn nên tập trung vào khách hàng. 

Trả lời: 

Thái độ bán hàng và sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng chính là 2 yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng.

  1. Đâu là các yếu tố để tạo nên một nhân viên bán hàng giỏi?

Trả lời: 

Một nhân viên bán hàng giỏi là người đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu của khách hàng và phù hợp với khách hàng. Dù đó là lần đầu tiên đến cửa hàng, thì nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là phải làm sao để khách hàng cảm thấy họ được chăm sóc và phục vụ tốt nhất. Bên cạnh đó cần thể hiện được sự tôn trọng và thân thiện với khách hàng.

  1. Bạn sẽ xử lý ra sao nếu gặp phải khách hàng khó tính?

Trả lời: 

Vị trí nhân viên bán hàng sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau. Tất nhiên trong đó sẽ có những khách hàng cư xử có thể thô lỗ và gay gắt. Cách tốt nhất là nhân viên bán hàng cần giữ được sự bình tĩnh và cư xử thật hòa nhã. Cố gắng vận dụng sự khéo léo và tinh tế của mình để xoay chuyển tình huống và giải tỏa sự căng thẳng của khách hàng. Cần tìm hiểu nguyên nhân sự việc để có cách giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng nhất.

  1. Bạn phản ứng thế nào với lời phê bình từ khách hàng?

Câu trả lời mà nhà tuyển dụng mong chờ từ bạn chính là đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo tình huống. Vì vậy, bạn hãy kể về một trường hợp mà bạn đã bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó. 

Trả lời: 

“Tôi nghĩ rằng sự phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”.

  1. Bạn cảm thấy điểm yếu của mình trong khi bán hàng là gì?

Trả lời: 

Trường hợp này, bạn hãy trả lời thẳng thắn với nhà tuyển dụng bên những điểm yếu của bạn dưới góc nhìn từ những người xung quanh hoặc từ những người cùng làm việc với chính bạn trước đó. Hãy nhấn mạnh rằng bạn có thể nhận thức được những điểm yếu này của bản thân và đang trong quá trình khắc phục những điểm yếu này.

  1. Điều gì khiến bạn yêu thích ở vị trí nhân viên bán hàng?

Trả lời: 

Đây là một câu hỏi khá khó để bạn có thể để trả lời và đem lại sự hài lòng cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy trả lời theo định hướng việc lấy khách hàng làm trọng tâm cũng như sản phẩm của công ty làm trung tâm của câu trả lời của mình. 

  1. Mục tiêu trong tương lai của bạn về sự nghiệp như thế nào?

Trả lời: 

Liệu bạn đang có nghĩ xa hơn về sự nghiệp của mình trong tương lai hay không? Đây chính là vấn đề mà nhà tuyển dụng mong muốn được giải đáp khi đặt câu hỏi này cho bạn. Vì vậy bạn có thể để trả lời cho nhà tuyển dụng về mục tiêu của mình theo hướng dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ như mục tiêu trong vòng 1 năm tới của bạn bạn là gì hoặc mục tiêu trong vòng 5 năm tới của bạn như thế nào?

  1. Khi giới thiệu cho khách hàng về một sản phẩm bạn sẽ tư vấn những điều gì?

Trả lời: 

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ muốn kiểm tra về kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp của bạn như thế nào. Bạn nên trả lời rằng trước khi tư vấn về sản phẩm cho khách hàng bạn sẽ tìm hiểu về nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm, sau đó bạn sẽ tư vấn những ưu điểm cũng như những đặc điểm của sản phẩm có thể đáp ứng được mong muốn đó của khách hàng.

  1. Bạn đã tìm hiểu về công ty chúng tôi cũng như về đối tượng khách hàng hay chưa?

Trả lời:

Đối với câu hỏi này, bạn cần tìm hiểu trước về các thông tin cơ bản của doanh nghiệp hoặc công ty mà bạn đến ứng tuyển. Từ đó trả lời ngắn gọn về những gì bạn đã tìm hiểu được về sản phẩm của doanh nghiệp hoặc khách hàng của họ.

Tổng hợp những câu hỏi phỏng viên nhân viên bán hàng theo ngành nghề 

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ là một buổi phỏng vấn thú vị, bởi đa số nhà tuyển dụng ở lĩnh vực này đều sẽ không đưa ra câu hỏi lý thuyết mà thay vào đó là giải quyết tình huống “khó đỡ” khi gặp khách hàng.

câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Nội dung ban đầu của buổi phỏng vấn sẽ không thể thiếu các phần chính: giới thiệu thông tin cá nhân, tại sao bạn muốn làm việc ở vị trí này, điểm yếu và điểm mạnh, bạn đã làm qua vị trí này ở đâu chưa,…

Phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ không quá khó khăn, chỉ cần bạn bình tĩnh và tự tin thì mọi tình huống đều có thể dễ dàng được giải quyết. 

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng

Có 4 câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi trong buổi phỏng vấn ở vị trí chăm sóc khách hàng.

Câu 1: Chăm sóc khách hàng là gì? – Với câu hỏi này, ngoài việc đưa ra khái niệm lý thuyết, bạn cần đưa thêm ý kiến và quan điểm cá nhân của bản thân. Như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng ghi nhớ bạn vì sự khác biệt này.

Câu 2: Bạn hiểu như thế nào về công việc này và về công ty? – Đó là lý do vì sao bạn nên chuẩn bị tốt phần kiến thức và thông tin về công ty mà mình ứng tuyển. Hãy trả lời rành mạch những gì bạn biết về công ty và về lĩnh vực này trong tâm thế thoải mái.

Câu 3: Bạn cần có những kỹ năng nào trong công việc này? – Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được ưu điểm của bnaj thông qua những kỹ năng mềm mà bạn có.

Câu 4: Khi gặp khách hàng khó tính, bạn sẽ xử lý như thế nào? – Thông thường, câu hỏi này sẽ được đưa ra với dạng tình huống. Và dù cho bạn có giải quyết nó như thế nào thì vẫn phải luôn nhớ một phương châm “khách hàng là thượng đế”, và lợi ích của công ty luôn đặt lên hàng đầu.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Biên Hòa, thì đây là cơ hội tốt để tìm những vị trí chăm sóc khách hàng hấp dẫn tại khu vực này. Tương tự, việc làm Gò Vấp cũng mở ra nhiều cơ hội cho những ai muốn phát triển sự nghiệp tại thành phố. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến việc làm Hóc Môn hoặc các khu vực ngoại thành, có rất nhiều công việc tiềm năng để lựa chọn. Khu vực miền Tây như việc làm Bến Tre hay miền Trung như việc làm Bình Thuận cũng có nhiều cơ hội không kém cho người lao động.

Câu hỏi phỏng vấn ngân hàng

Đối với vị trí nhân viên ngân hàng, những câu hỏi thường sẽ xoay quanh các vấn đề: giới thiệu bản thân, giải quyết các vấn đề trong việc cho vay, kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương,…

Để trả lời được những câu hỏi này, bạn cần bình tĩnh và cẩn trọng. Hãy đánh vào điểm trọng tâm câu hỏi và trả lời kèm theo những con số thành tích đã đạt được. Phần giải quyết tình huống, bạn nên trả lời khi đã suy nghĩ kỹ và hạn chế chọn những cách giải quyết gây tổn thất cho ngân hàng.

Sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Tâm lý vững vàng là một trong những điều quan trọng bạn cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Vì khi tâm lý thật sự thoải mái và tự tin, buổi phỏng vấn mới có thể diễn ra suôn sẻ và thành công.

câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Để giúp tâm lý không căng thẳng, bạn nên đi ngủ sớm và thức dậy với một bài tập thể dục nhỏ. Sau đó hãy thưởng cho dạ dày một bữa ăn ngon, hít thở thật sâu và uống một ngụm nước trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn.

Trang bị kiến thức chuyên môn

Trước khi bắt đầu bất kì một cuộc phỏng vấn nào, điều bạn cần chính là phải chuẩn bị trước lượng kiến thức nền tảng về chuyên ngành mình muốn ứng tuyển. Đừng bao giờ để nhà tuyển dụng phải lắc đầu khi họ hỏi điều cơ bản về chuyên môn của bạn, mà bạn lại ngập ngừng và không chắc chắn với câu trả lời của chính mình.

Chuẩn bị trang phục

Đừng bao giờ xem thường việc chuẩn bị trang phục đến buổi phỏng vấn. “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, bạn sẽ trở nên xinh đẹp và lịch thiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng nếu ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ khi đến buổi phỏng vấn.

Nếu một số đơn vị không yêu cầu trang phục khi phỏng vấn, bạn có thể chọn mặc áo sơ mi trắng (có thể cách điệu hoặc họa tiết đơn giản), kết hợp với váy hoặc quần tùy thích. 

Chăm sóc vẻ ngoài 

Đừng bao giờ nghĩ rằng vẻ bề ngoài không quan trọng bạn nhé. Bởi nó chính là vũ giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Trước khi đến buổi phỏng vấn, hãy trang điểm nhẹ, đầu tóc gọn gàng và đừng quên mang theo nụ cười tươi tắn đến buổi phỏng vấn bạn nhé.

Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời

Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến dễ gặp

Với tổng hợp bộ câu hỏi sau đây, chúng tôi mong muốn bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho những tình huống và câu hỏi có thể sẽ được đặt ra trong buổi phỏng vấn của mình. Bạn có thể tham khảo và chuẩn bị cho mình giúp kết quả phỏng vấn có thể đạt hiệu quả tốt hơn. 

  1. Theo bạn tầm quan trọng của việc học hỏi đối với nhân viên bán hàng là gì?
  2. Khi nào thì bạn sẽ ngừng theo đuổi một khách hàng?
  3. Điều mà bạn yêu thích nhất trong quá trình bán hàng là gì?
  4. Đích đến cuối cùng trong sự nghiệp của bạn là gì? Có thể cụ thể với công việc bán hàng của mình. 
  5. 3 tính từ mà một cựu khách hàng đã sử dụng để mô tả về bạn?
  6. Điều gì khiến bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng này?
  7. Bạn nghĩ đội ngũ bán hàng của chúng tôi có thể làm gì để cải thiện tốt hơn?
  8. Bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian để nuôi dưỡng khách hàng so với việc “săn” khách hàng mới, tại sao?
  9. Bạn nghĩ phương tiện truyền thông xã hội có vai trò gì trong quá trình bán hàng của mình?
  10. Bạn nghĩ sao về tầm quan trọng của phương tiện truyền thông xã hội trong quá trình bán hàng?
  11. Nếu bạn được tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng này thì bạn sẽ làm gì trong tháng làm việc đầu tiên của mình?
  12. Bạn sẽ làm gì để có thể giải quyết với các khách hàng thô lỗ và thái độ đối đầu?
  13. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn khi tương tác với khách hàng?
  14. Bạn sẽ trau dồi kỹ năng bán hàng bằng cách nào?
  15. Nếu trúng tuyển vị trí này, bạn mong muốn được đào tạo kỹ năng gì trước khi bắt đầu công việc nhân viên bán hàng chính thức của mình?
  16. Kỹ năng tính toán giúp bạn như thế nào trong quá trình bán hàng?
  17. Loại hình dịch vụ/ sản phẩm nào bạn đã đạt doanh số cao nhất?
  18. Bạn yêu thích điều gì ở công việc bán hàng này?
  19. Bạn có sẵn sàng làm việc tăng ca không?
  20. Bạn có sẵn lòng thực hiện một cuộc gọi điện chào hàng với tôi ngay bây giờ hay không?

Phỏng vấn nhân viên bán hàng và những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng mà chúng tôi cung cấp có thể là hành trang nhỏ để bạn vững tin hơn khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Ngoài việc chuẩn bị nội dung phỏng vấn vững vàng, đừng quên hoàn thiện thêm vẻ ngoài và chuẩn bị tâm lý thật tốt nhé.

Khi chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn nhân viên bán hàng, việc nắm vững bộ câu hỏi phỏng vấn là rất quan trọng để đánh giá chính xác kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. Đặc biệt, nếu bạn đang tìm kiếm các vị trí tuyển nhân viên bán hàng hoặc các cơ hội công việc bán thời gian, việc chuẩn bị kỹ càng cho câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp bạn chọn được người phù hợp. Nếu bạn cần một cv xin việc ấn tượng hoặc đang tìm kiếm cách apply job hiệu quả, những mẹo và câu hỏi phỏng vấn phù hợp sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.

Đối với những ứng viên có nhu cầu tìm việc bảo vệ hoặc công việc làm thêm, các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về sự phù hợp của họ với từng loại hình công việc. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm xin việc làm trong lĩnh vực nhân viên tư vấn hoặc các công việc thời vụ, những câu hỏi phỏng vấn này cũng có thể áp dụng. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng chú ý đến việc tính lương và các khía cạnh khác như tìm việc làm tạp vụ nếu cần thiết. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ tự tin hơn trong việc tuyển chọn ứng viên phù hợp và đạt được kết quả tốt nhất cho công việc của mình.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Toyota tuyển dụng, Petrolimex tuyển dụng, EVN tuyển dụng, Sendo Farm tuyển dụng, Cỏ Mềm tuyển dụng, De Heus tuyển dụng, First Solar tuyển dụngTimo tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers