adsads
Untitled design 301
Lượt Xem 3 K

Peter Ferdinand Drucker – Nhà quản lý nổi tiếng thế giới “Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ”. Và để làm được điều này, bạn cần trau dồi những tố chất của quản lý nhân sự ngay từ bây giờ.

 

1. Tố chất của quản lý nhân sự: Khả năng lãnh đạo (Leadership)

Tố chất của quản lý nhân sự là một người có khả năng dẫn dắt và lãnh đạo. Bởi họ sẽ là người quản lý các nhân viên, hay nói chính xác hơn là nhiệm vụ quản lý và khai thác và phát triển tiềm năng của con người.

Để tập thể nhân sự được điều hành và phát triển tốt, khả năng lãnh đạo chính là yếu tố quan trọng. Bạn phải là người giúp hệ thống nhân sự được phân bổ một cách hợp lý, thực hiện các công việc theo quy trình với hiệu suất cao, và đặc biệt là giám sát, điều chỉnh sự vận hành nhân sự sao cho trôi chảy, nhẹ nhàng.

 

2. Tố chất của quản lý nhân sự: Khả năng giải quyết vấn đề (Problem solving)

Nhân sự chính là nòng cốt quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, để doanh nghiệp phát triển tốt và vững mạnh thì hệ thống nhân sự phải thật sự ổn định và đảm bảo chất lượng.

Trong công việc quản lý nhân sự luôn tồn tại những vấn đề khó giải quyết: thương lượng lương bổng, bồi thường hợp đồng,…Hoặc thậm chí, các cá nhân mà bạn quản lý sở hữu những tính cách và phẩm chất khác nhau vẫn có những lúc xảy ra mâu thuẫn, căng thẳng.

Vì vậy, với những lúc như thế, bạn cần là một người linh hoạt, có khả năng ứng biến và giải quyết vấn đề, chủ động trong việc xoa dịu những tranh cãi, khúc mắc về công việc lẫn trong mối quan hệ của các nhân viên.

 

3. Tố chất của quản lý nhân sự: Đạo đức (Ethics)

Ở bất cứ ngành nghề nào thì đạo đức luôn là phẩm chất then chốt để thành công. Giống như Bác Hồ đã từng nói “Người có tài mà không có đức, là người vô dụng. Người có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó”. 

Đặc biệt là đối với công việc quản lý nhân sự, đào tạo những con người vừa có trình độ chuyên môn vừa có tâm với nghề thì đạo đức lại càng không thể thiếu. Và cái tâm trong ngành nhân sự chính là thấu hiểu được sự hy sinh và quan tâm đến quyền lợi của nhân viên trong công ty.

Làm thế nào để trở thành một nhà quản lý nhân sự giỏi

 

4. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả (Communication)

Nghề nhân sự là nghề giao tiếp với con người, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và khai thác nó sao cho hiệu quả với các vị trí việc làm. Vì thế, kỹ năng giao tiếp là yếu tố không thể thiếu đối với một người làm quản lý nhân sự.

Tố chất của quản lý nhân sự phải là một người biết tôn trọng và lắng nghe nguyện vọng của nhân viên, luôn cảm thông và giúp đỡ người lao động giải quyết các vấn đề họ mắc phải chứ không phải là người dè bỉu, chê trách hay chửi bới nhân viên.

Kỹ năng giao tiếp sẽ thể hiện rõ nhất khi nhân viên muốn được nói chuyện cùng bạn, bạn lịch sự mời họ ngồi xuống và dừng mọi công việc để lắng nghe vấn đề của họ. Chăm chú lắng nghe, đưa ra lời khuyên với thái độ chân thành và thiện chí là điều mà một nhà quản lý nhân sự cần làm. 

Hãy để kỹ năng giao tiếp giúp bạn có được sự tin tưởng và tôn trọng từ các nhân viên. Bởi, khi các cá nhân đều cảm thấy vững tin về người lãnh đạo họ, họ cảm nhận được bạn có thiện ý muốn trao đổi và chia sẻ với họ, họ nhất định sẽ phục vụ hết sức mình cho lợi ích của công ty.

 

5. Trau dồi khả năng ngoại ngữ

Nếu bạn là một chuyên viên nhân sự giỏi, ngoài những kỹ năng và phẩm chất ở trên ra, trình độ ngoại ngữ cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu.

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, ngoại ngữ đang là xu thế dẫn đầu và rất cần thiết trong công việc. Hãy thử tưởng tượng bạn là quản lý nhân sự nhưng trình độ ngoại ngữ lại kém hơn cấp dưới thì có tốt hay không? Hay đơn giản hơn, nhân viên của bạn là một người nước ngoài, bạn sẽ không thể hiểu được họ nếu bạn không biết đến ngoại ngữ,…

Biết thêm ít nhất 1 ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn trong nghề nhân sự.

Nhân tài chính là nguồn lợi nhuận cao nhất có được, một công ty có thể “kinh doanh” tốt nhân tài thì công ty đó trước sau gì cũng thắng lợi (Liễu Truyền Chí – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty máy tính Lenovo). Hãy giúp cho doanh nghiệp của bạn phát triển phồn thịnh với những tố chất của quản lý nhân sự chuyên nghiệp “Lãnh đạo – Đạo đức – Giao tiếp – Ngoại ngữ”. 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers