adsads
thế hệ Z
Lượt Xem 14 K

Là một nhà tuyển dụng, sứ mệnh của bạn là phát hiện và thích nghi với sự khác biệt giữa thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1980 đến 1998) và thế hệ Z. Mặc dù hai nhóm nhân lực trẻ này đều được đánh giá cao và có khả năng về kỹ thuật – công nghệ tiên tiến, nhưng cũng có nhiều sự khác biệt quan trọng cần lưu ý nếu bạn muốn thu hút về công ty những nhân tài lí tưởng nhất.

 

Tính ổn định trở thành một trong những tiêu chí ưu tiên khi thế hệ Z chọn việc

Tính ổn định vốn là một trong những hạng mục đáng được cân nhắc của mỗi người tìm việc khi đứng giữa các cơ hội nghề nghiệp nay lại càng là mối quan tâm đặc biệt đối với thế hệ Z. Điều này không quá ngạc nhiên vì đây là những người đã chứng kiến ​​gia đình họ đi qua cuộc Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008.

Trái ngược hoàn toàn vi Millennials – thế h được mnh danh là nhng con người nhy vic – thì ngun nhân lc mi này li có xu hướng tìm kiếm và gn bó lâu dài vi mt v trí công vic, đc bit là trong các ngành công nghip tăng trưởng cao như chăm sóc sc khe và công ngh. 

thế hệ Z không thích nhảy việc

Thế hệ Z cực kì bị thu hút bởi các cơ hội và môi trường Start-up

Mt nghiên cu ca Anne Loehr cho biết 61% hc sinh trung hc, nhng người thuc thế h Z theo đui ước mơ thành lp công ty hoc t kinh doanh thay vì tr thành nhân viên mt công ty nào đó.

Thông tin này sẽ phần nào định hình lại các nỗ lực tuyển dụng của các công ty và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường nơi làm việc trong tương lai. Nếu bạn muốn thành công ở mảng nhân sự, chí ít bạn phải hiểu điều gì ở một người khởi nghiệp và các mô hình Start-up lại thu hút nguồn nhân lực tương lai này đến như vậy, chỉ khi đó bạn mới có thể kết hợp hiệu quả những điểm thu hút của các mô hình này vào các cơ hội nghề nghiệp mà bạn muốn thu hút nhân tài.

 

Tỷ lệ ứng viên sở hữu bằng Đại học, Cao đẳng giảm

Ở các nước phương Tây, việc chứng kiến các thế hệ đi trước của mình cùng với các khoản vay nợ sinh viên đến hàng chục nghìn đô-la đã phần nào làm thay đổi cái nhìn của thế hệ Z đối với nền giáo dục chính quy. Đặc biệt, trong thời kì toàn cầu hóa như hiện nay, xu thế này cũng sẽ không ngoại lệ ở các nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sẽ không mấy ngạc nhiên khi những Z-ers sẽ chọn những hướng đi khác thay vì thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Những góc nhìn mới về sự cần thiết của giáo dục đại học chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến các hoạt động tuyển dụng ở các doanh nghiệp, tổ chức còn thiếu hụt một lượng lớn các ứng viên chất lượng.

 

Thế hệ Z đặt câu hỏi cho công nghệ và những tác động tiêu cực của nó

Hơn ai hết, thế hệ này là người chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các nghiên cứu, báo cáo và tự nhận thức được việc sống trong một môi trường kết nối 24/7 với công nghệ và đặc biệt là mạng Internet đã phần nào hạn chế sự phát triển các kỹ năng giao tiếp, thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ như thế nào. Theo Digital HR Tech, vấn đề trên không chỉ là mối quan tâm của các nhà tuyển dụng, đồng thời còn là mối lo ngại của chính bản thân các Z-ers.

Ý tưởng “cai nghin” các thiết b đin t dn tr thành ch đ được nhc đến rng rãi. Ngày càng có nhiu Z-ers vn nghin công ngh đã dn c gng kim soát điu mà h cho là mi nguy đi vi cht lượng cuc sng và thành công tương lai này.

 

Thế hệ “YouTube”

thế hệ Z không thích nhảy việc

Có thể nói, một cách hiệu nghiệm để “thu phục cả trái tim và linh hồn” những người thuộc thế hệ Z là sử dụng video. Các tin tuyển dụng và tài liệu đào tạo dưới dạng video sẽ cực kì quyền lực trong việc thu hút những con người có thể dành cả đời để chụp ảnh selfie và xem video trên smartphone này hơn hẳn những nội dung dưới dạng văn bản.

Lịch làm việc “9-to-5” lỗi mốt

Thế hệ Z được ví như những con người cô đơn và thích làm việc độc lập. Đâu đó, người ta lí giải cho điều này bởi những hạn chế trong kỹ năng giao tiếp và kết nối với mọi người xung quanh do ảnh hưởng của việc “nghiên” công nghệ. Khả năng này cũng không hoàn toàn vô lí. Thực tế là không mấy người thuộc thế hệ này hứng thú với có mặt ở công ty từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, chỉ đơn giản là vì họ nghĩ tại sao phải đấu tranh với dòng người trên đường để có mặt ở công ty 8 tiếng mỗi ngày trong khi có thể kết nối với bất kì ai với chỉ vài chạm trên smartphone hay laptop.  thế hệ Z không thích nhảy việc

 

Môi trường làm việc lí tưởng là nơi tôn trọng mọi sự khác biệt

Thế hệ Z là một nguồn nhân lực đa dạng nơi không có chỗ cho sự kì thị về sắc tộc, giới tính, và kể cả giới tính thứ ba. Không thể phủ nhận rằng đây là những người cực kì tiến bộ về mặt xã hội và trông đợi điều tương tự ở các nhà lãnh đạo công ty, doanh nghiệp.

 

Dành sự kỳ vọng nhất định vào trách nhiệm xã hội từ phía các nhà lãnh đạo

Giống như thế hệ Millennials, thế hệ Z muốn làm việc cho một công ty có trách nhiệm với xã hội. Các công ty liên quan đến các vấn đề về phá hoại môi trường, phân biệt đối xử hoặc lừa dối nhân viên trong các vấn đề tài chính sẽ phần nào bị hạn chế cơ hội mang về cho mình những ứng cử viên tốt nhất từ thế hệ này.

 

Tóm lại, mỗi thế hệ mới đều có những mong đợi và kì vọng riêng. Nhà lãnh đạo, nhà tuyển dụng đi đầu sẽ là những người nhận ra sự khác biệt trên và đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Mặc dù cả hai thế hệ Millennials và Z đều có chung nhiều lý tưởng và kỳ vọng, nhưng có những khác biệt thực sự nổi bật mà bạn phải nắm bắt kịp thời để đưa ra định hướng, chiến lược thu hút nhân tài hiệu quả nhất. Những nhà lãnh đạo tiến bộ, luôn làm mới mình cùng với các xu thế công nghệ mới nhất và có trách nhiệm với xã hội sẽ là những người đứng vững nhất và dẫn đầu trong tương lai không xa.

— HR Insider / Theo The HR Tech Weekly —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers