adsads
Shutterstock 2170729565 1
Lượt Xem 22 K

Nếu bạn không dám deal lương ở tuổi 35, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Trong những năm gần đây đặc biệt là đợt dịch Covid19 vừa rồi đã khiến mọi thứ trở nên xáo trộn. Sau đợt xét tuyển CV, sàng lọc và phỏng vấn ứng viên vào công ty, nhà tuyển dụng thấy có một số trường nằm trong độ tuổi từ 30 đến 35. Khi bình thường thì đây không phải hồ sơ có vấn đề, nhưng lạ thay tất những hồ sơ xin việc này đều chọn một ngành không liên quan đến trước đó.

Khi được hỏi tại sao anh lại rời công ty cũ, nhiều người rất bối rối. Và khi được hỏi liệu anh ấy có tự tin rằng mình sẽ đảm nhận công việc mới một cách tốt nhất có thể hay không, câu trả lời là “Tôi sẽ cố gắng học hỏi”. 

Liệu đây có phải là thất bại của tuổi trung niên vì ngủ quên trên thành công quá sớm hay không? Cái giá phải trả cho những điều đó là không dám trả lương, thậm chí không biết mình có phù hợp với vị trí đó hay không.

Cú sốc thất nghiệp ở tuổi 40 của dân văn phòng

Đối với nhân viên làm nhiều năm về nhân sự đã kết luận rằng: Nếu một người từ khi đại học cho đến năm anh ta 30 tuổi không có thời điểm cao trào trong sự nghiệp có lẽ nửa đời sau cũng sẽ vẫn vậy. 

Thật khó để tạo ra một bước chuyển đột phá, bởi sự lo sợ, ham vui, chính vì vậy bạn có nguy cơ thất nghiệp ở độ tuổi 30. Nhưng hầu hết những người như vậy đến độ tuổi này mới bắt đầu có sự thay đổi.

Điều gì đã khiến những trường hợp này trở nên khốn khổ ở độ tuổi mà lẽ ra bạn phải được các hãng “săn đầu người” mời chào? Bạn đã ngủ quên khi bạn hai mươi chăng?

Giấc mơ này đến từ nhiều năm, có thể do bạn đã hài lòng với những năm tháng học tập chăm chỉ, tìm việc nên họ muốn tận hưởng cuộc sống một chút. Có thể bạn đã làm theo cách này: sau khi tốt nghiệp cấp 3, tìm việc ổn định một chút, lấy chồng, sinh con rồi lại cuốn vào vòng xoáy gia đình, không nỗ lực nhiều cho công việc, hoặc cũng có thể là mơ mộng tất cả và rồi thời gian khiến bạn hối hận.

Hay bạn muốn đổ lỗi cho những năm tháng tuổi trẻ bồng bột để bạn có ngày hôm nay? Có lẽ bạn đang là người trải qua nhiều điều hơn ai đó tưởng tượng. Nhưng liệu đó có phải là kết thúc?

Sếp giao việc thì làm ì ạch, kiếm sống, đến cuối tháng thì nhận lương, hoặc bạn quá tự tin vào kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy chúng trong nhiều năm qua. Nhưng không ngờ rằng bạn không là ai so với những đối thủ khác.

Trở ngại lớn của người lao động trung niên

Những ai nông nổi tuổi đôi mươi sớm muộn cũng phải trả giá. Cái giá phải trả cay đắng là thất nghiệp khi tuổi đời còn trẻ.  Đừng đưa ra những ví dụ về việc kiên trì kinh doanh thành công khi về già, hãy lấy ví dụ về một chủ doanh nghiệp gà rán KFC thành công ở tuổi 65. 

Hầu hết những tấm gương đầy nghị lực này đều được viết trong sách self-help hoặc được dựng thành những bộ phim kinh điển như Sói già Phố Wall. Trên thực tế bạn thử hỏi có bao nhiêu người kiên trì được như ông chủ ở KFC? Đó chỉ là một trong ít trường hợp về ý chí và nỗ lực của con người. Liệu bạn đã sẵn sàng chịu đựng hàng chục năm gian khổ để rồi  thành công vào cuối đời?

Có thể bạn suy nghĩ thật khó khăn khi làm như vậy, vì bạn chưa từng một lần thực sự cố gắng cho bản thân mình, Vì vậy không còn thời điểm nào tốt như bây giờ, hãy đứng dậy và bắt đầu ngay những điều bạn đang hoạch định.

Liệu rằng có quá muộn không?

Nếu bạn đang ở độ tuổi 40 hoặc 50, bạn có thể nghĩ rằng đã quá muộn để bắt đầu kinh doanh. Một nghiên cứu của Cục điều tra dân số và các giáo sư của MIT đã chứng minh điều đó là sai và phát hiện ra rằng những doanh nhân thành công nhất thường ở độ tuổi trung niên.

Trong một nghiên cứu, Benjamin Jones, giáo sư chiến lược tại Trường Kellogg, Javier Miranda đã sử dụng một tập dữ liệu mở rộng và phát hiện ra rằng trái với suy nghĩ phổ biến, những doanh nhân giỏi nhất thường có xu hướng đến tuổi trung niên.

Trong số các công ty công nghệ mới phát triển nhanh nhất, người sáng lập trung bình là 45 tại thời điểm thành lập. Họ cũng phát hiện ra rằng một doanh nhân 50 tuổi có khả năng thành lập một công ty thành công cao gần gấp đôi so với một người 30 tuổi.

Sự tự tin đến từ bên trong, nếu bạn vẫn luôn đắn đo thì không thể có bước chuyển mới. Vì vậy hãy học hỏi từ những doanh nhân trên 40 tuổi thành công trong sự nghiệp để bắt đầu bước ngoặt mới. Đừng nên hỏi thêm về câu hỏi: “Liệu có quá muộn hay không?” mà hãy hành động ngay.

Vì vậy, nếu bạn đang già đi và cảm thấy dường như cơ hội của bạn đang dần mất đi mỗi năm, hãy suy nghĩ lại. Bây giờ có thể là thời điểm hoàn hảo để lao vào và bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ. 

>> Xem thêm: Chọn công việc văn phòng lương 8 triệu hay freelance lương không giới hạn?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers