adsads
Untitled design
Lượt Xem 18 K

Trở lại công việc sau một kỳ nghỉ Tết dài ngày, ai cũng khó tránh khỏi cảm giác uể oải và nặng nề. Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên và giúp họ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này?

Trở lại công việc sau một kỳ nghỉ Tết dài ngày, ai cũng khó tránh khỏi cảm giác uể oải và nặng nề. Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên và giúp họ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này? Bắt đầu bằng cách nhận biết chính xác 4 hội-chứng-sau-Tết thường gặp để có phương-pháp-chữa-trị hiệu quả nhất.

 

Hội chứng 1: Thiếu nhiệt huyết

Trái ngược hoàn toàn với khoảng thời gian trước khi nghỉ Tết, đây là lúc mọi người kém háo hức với công việc nhất. Tùy theo tính cách của mỗi người, hội chứng này có thể kéo dài chỉ một vài ngày nhưng cũng có khi trong một khoảng thời gian không ngắn và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

=> Đơn giản là Tết đã hết, tức kỳ nghỉ được mong đợi nhất trong năm đã qua. Thay vào đó, hãy tạo cho nhân viên một điều gì khác để mong đợi. Chẳng hạn, một bữa tiệc trái cây tráng miệng ngay tại văn phòng để khai xuân đầu năm, hay một ngày nhận lì-xì lấy may. Trị giá không quan trọng mà chính hoạt động gắn kết, không khí vui vẻ sẽ tạo động lực cho nhân viên nhanh chóng lấy lại phong độ làm việc.

 

Hội chứng 2: Thiếu tập trung

Tư tưởng nghỉ ngơi vẫn còn đọng lại gây thiếu tập trung trong công việc, dẫn đến dễ sai sót và kém . Nhiều người mất nhiều thời gian hơn để xử lý những việc-làm-hàng-ngày hoặc dành thời gian để tám với đồng nghiệp.

=> Để giúp nhân viên lấy lại tập trung và tránh sao nhãng trong công việc, người quản lý hãy giúp họ đề ra những mục tiêu ngắn hạn trong năm mới. Một việc cần nhớ là, khi bắt đầu quay trở lại làm việc, nhiều nhân viên sẽ rất ngán ngẩm khi nhìn vào bảng danh sách chỉ tiêu cần đạt trong năm. Một mục tiêu nhỏ hơn, gần hơn và thú vị hơn bao giờ cũng giúp cho họ dễ dàng bắt tay vào làm việc hơn.

Ngoài ra, có thể gợi ý nhân viên dành một ít thời gian vào mỗi buổi sáng để dọn dẹp, sắp xếp lại bàn làm việc ngăn nắp và gọn gàng. Một bàn làm việc lộn xộn được xem là nguyên nhân gây sao nhãng, mất tập trung.

 

Hội chứng 3: Thiếu sức sống

Liên tục ăn uống, nghỉ ngơi trong suốt một khoảng thời gian dài khiến cơ thể kém năng động hơn trước. Một cơ thể thiếu sức sống, ủ rũ ảnh hưởng đến đầu óc và hậu quả tinh thần trở nên kém nhạy bén và minh mẫn hơn.

=>  Tạo động lực cho nhân viên bằng cách khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động ngoài trời, dành thời gian tập thể dục hoặc tham gia các môn thể thao. Trong giờ làm việc, hãy động viên họ đi bộ xung quanh văn phòng để thư giãn đầu óc và tinh thần.

 

Hội chứng 4: Hiệu quả công việc giảm

Dễ nhận biết nhân viên có đang tập trung và hứng thú với công việc hay không qua chất lượng công việc. Trong khoảng thời gian này, mọi người dường như vẫn đang trong tâm trạng nghỉ ngơi nên việc trễ deadline hay hiệu suất công việc giảm sút thường xảy ra.

=> Không chỉ sau Tết, khoảng thời gian sau mỗi kỳ nghỉ là lúc thích hợp để tổ chức hoặc cung cấp khóa huấn luyện cho nhân viên. Thay vì ngay lập tức phải trở lại làm việc, các cơ hội đào tạo nâng cao chuyên môn hoặc kỹ năng sẽ giúp họ dần lấy lại tập trung; từ đó nhanh chóng quay lại guồng làm việc.

Bên cạnh phát triển cá nhân, hãy kết hợp hoạt động công nhận và khen thưởng cho nhân viên nếu có thể. Hơn hết, sự khích lệ, tưởng thưởng của ban lãnh đạo là yếu tố quan trọng tạo động lực cho nhân viên tiếp tục phấn đấu vì công ty.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers