adsads
shutterstock 1743555155
Lượt Xem 2 K

Khi không ở văn phòng, chúng ta có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về việc bản thân thật sự mong muốn điều gì và điều gì mới thật sự quan trọng. Đại đa số câu trả lời là chuyển đổi ngành nghề. 

Theo Cục Thống kê Lao động, số người nghỉ việc trong tháng 7 năm 2021 là 5,8 triệu người và số người được thuê là 6,7 triệu người.

Trong khi một số người thôi việc thì nhiều người khác đang bắt đầu những công việc mới, bao gồm cả Stephany Foster – Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Trưởng bộ phận Nhân sự của công ty chẩn đoán phân tử QIAGEN. Gần đây, cô đã chuyển đổi từ vị trí Giám đốc Kiểm toán Nội bộ Toàn cầu sang vai trò mới là Trưởng bộ phận Nhân sự. Cô nói:

Tôi đã mở rộng và làm những việc khác trong vai trò của mình, bao gồm cả việc làm về sáng kiến ​​đa dạng và hòa nhập của công ty chúng tôi. Tôi đã làm việc chặt chẽ với người đứng đầu bộ phận nhân sự và Giám đốc điều hành khi đó, và tôi thực sự thích trải nghiệm này. Tôi đã đề cập với trưởng bộ phận nhân sự rằng nếu có cơ hội chuyển sang làm ở bộ phận này thì tôi muốn thử một điều gì đó mới mẻ.

Tầm quan trọng của việc ở lại công ty hiện tại 

Đối với bất kỳ ai đang nghĩ đến việc chuyển sang một bộ phận khác, Foster khuyên bạn nên tìm kiếm cơ hội với công ty bạn biết — và công ty đó cũng biết bạn.

Tôi đã làm ở QIAGEN một thời gian dài,” cô nói. “Không có công ty nào khác sẽ cho bạn cơ hội giống như cơ hội mà chính công ty của bạn sẽ cho bạn.

Việc chọn người từ trong các phòng ban khác của công ty cũng giúp ích cho việc giải quyết vấn đề giao tiếp kém ở một số phòng ban. Việc chuyển đổi chéo nhân sự giữa các bộ phận trong công ty giúp phá vỡ vấn đề này và cải thiện việc giao tiếp trong toàn công ty.

Hãy kiên nhẫn

Foster khuyên bạn nên lên tiếng về mong muốn chuyển đổi bộ phận của mình. Ngoài việc nói chuyện với trưởng phòng nhân sự, cô ấy còn nói với người quản lý trực tiếp cô rằng cô ấy muốn làm một điều gì đó khác biệt và đang tìm kiếm các cơ hội khác trong công ty.

Cô nói: “Mạng lưới trong công ty của bạn rất quan trọng. Cứ nêu lên mong muốn của mình. Bạn không bao giờ biết ai có thể từ chức vào ngày hôm sau. Cần có sự kiên nhẫn và động thái này phải phù hợp với cả bạn và công ty.”

Là người đứng đầu bộ phận nhân sự, Foster nhận thấy lợi ích của việc làm công ty thấy được mong muốn của bạn. “Khi ai đó từ chức, chúng tôi phải tìm một ứng viên phù hợp để thay thế. Chúng tôi có thể không nghĩ về một nhân viên nào đó từ một bộ phận khác trừ khi họ ứng tuyển. Khi bạn cho mọi người biết, bạn có thể được coi là một ứng viên tiềm năng.”

Tích lũy kinh nghiệm liên quan

Nếu sự thay đổi nghề nghiệp của bạn là một bước nhảy vọt, chẳng hạn như chuyển từ tài chính sang nhân sự, Foster khuyên bạn nên tích lũy kinh nghiệm bằng cách tham gia thêm một dự án hoặc sáng kiến ​​trong lĩnh vực mà bạn hy vọng sẽ chuyển đổi. Điều này giúp bạn xây dựng kỹ năng nghề nghiệp cũng như mối quan hệ của mình. Và nó có thể giúp bạn xác định các cơ hội tiềm năng cho chính bạn và công ty của bạn bằng việc xuất hiện đúng nơi và vào đúng thời điểm.

Foster tình nguyện tham gia vào sáng kiến ​​đa dạng và hòa nhập của công ty cô ấy. Bạn có thể tìm kiếm những cơ hội tương tự. Ví dụ: nếu bạn muốn chuyển từ lĩnh vực tài chính sang tiếp thị, bạn có thể tình nguyện viết các bài đăng cho bản tin nội bộ của công ty về việc tận dụng các lợi ích tài chính của tổ chức. Hoặc nếu bạn muốn chuyển từ điều hành sang bán hàng, bạn có thể tình nguyện tổ chức các buổi hội thảo với nhóm bán hàng để giúp họ hiểu chi tiết về dòng sản phẩm của công ty bạn.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Lễ Tân Tuyển Dụng Tuyển Hành Chính Nhân Sự Tuyển Dụng Hành Chính Nhân Sự TPHCM
Việc Online Tuyển Dụng Quản Lý Nhà Hàng Tuyển Dụng React Native

Suy nghĩ lại về sự thăng tiến sự nghiệp 

Bằng cách ở lại với công ty hiện tại của mình, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để thực hiện việc chuyển đổi bộ phận hoặc ít nhất là một công việc không yêu cầu bạn phải bắt đầu lại từ vị trí khởi điểm. 

Foster nói: “Hãy coi con đường sự nghiệp của bạn như bộ môn thể thao địa hình. Đôi khi bạn phải lùi lại một chút để đi xa hơn. Sự nghiệp của bạn không phải là một đường thẳng hoàn hảo như cây xà đơn. Hãy nhìn việc chuyển bộ phận theo hướng tích cực này nhé. Tôi đã chuyển sang một bộ phận khác để làm một điều gì đó khác biệt và cuối cùng lên đến vị trí trưởng phòng nhân sự.”

Trong một số trường hợp, bạn có thể phải chấp nhận việc giảm lương, Foster cảnh báo. “Phải hiểu rằng nó có thể không phải lúc nào cũng là một phép chiếu đi lên, nhưng cuối cùng nó có thể đưa bạn đến nơi bạn muốn đến” cô nói.

Chuyển sang một vai trò mới đôi khi đòi hỏi phải chấp nhận nó như một cuộc chơi dài hơi.

>> Xem thêm: Cô lập chốn công sở – Bí quyết để không trở thành “cái gai trong mắt đồng nghiệp”

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers